Quy định pháp luật về thủ tục đặt tên

Việc đặt tên cho cá nhân không chỉ mang ý nghĩa riêng đối với mỗi người mà còn liên quan đến các quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi và trật tự xã hội. Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về việc đặt tên cho công dân, nhằm bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với văn hóa và thuần phong mỹ tục. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thủ tục đặt tên nhé. 

I. Tìm hiểu về thủ tục đặt tên

Đặt tên là một quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, gắn liền với danh tính pháp lý và các giao dịch dân sự sau này. Việc đặt tên không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Nắm rõ các quy định của pháp luật giúp cha mẹ đặt tên cho con đúng quy định và tránh những rắc rối pháp lý sau này. Nếu có nhu cầu thay đổi tên, cá nhân cũng cần thực hiện đúng thủ tục để được pháp luật công nhận.

II. Quy định pháp luật về thủ tục đặt tên

1. Hiểu thế nào về thủ tục đặt tên?

Thủ tục đặt tên được hiểu là quy trình pháp lý mà một cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp thực hiện để đăng ký và công nhận tên của một người theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp nào thì cần thực hiện thủ tục đặt tên?

Thủ tục đặt tên thường được thực hiện khi một cá nhân cần có tên hợp pháp để xác định danh tính theo quy định của pháp luật. Dưới đây là những trường hợp cụ thể cần thực hiện thủ tục này:

Đăng ký khai sinh cho trẻ em

  • Khi một đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, trong đó bao gồm việc đặt tên.
  • Tên của trẻ sẽ được ghi vào giấy khai sinh, là cơ sở để cấp các giấy tờ pháp lý khác sau này như: căn cước công dân, hộ chiếu, bằng cấp,…

Thay đổi tên trong các trường hợp đặc biệt

Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, một cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi tên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

  • Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
  • Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
  • Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
  • Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
  • Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Đăng ký lại khai sinh khi mất hoặc hỏng giấy tờ

Trong trường hợp công dân bị mất giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh bị sai sót, việc đăng ký lại sẽ bao gồm việc xác nhận lại họ tên theo hồ sơ hộ tịch lưu trữ.

3. Có những văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về thủ tục đặt tên?

Thủ tục đặt tên cho cá nhân được quy định trong nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quyền nhân thân và quản lý hộ tịch, bao gồm:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Hộ tịch 2014;
  • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 87/2020/NĐ-CP, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP;
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 04/2024/TT-BTP.

III. Một số thắc mắc về thủ tục đặt tên

1. Không thực hiện đúng thủ tục đặt tên thì có bị phạt không?

Theo Khoản 2 Điều 44 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, nếu cá nhân hoặc người đại diện cung cấp thông tin sai lệch khi đăng ký khai sinh (bao gồm tên không đúng với giấy chứng sinh, khai tên giả để trục lợi,…) có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

2. Trách nhiệm khi không tuân thủ thủ tục đặt tên?

Theo Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015, họ và tên của công dân Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc pháp luật, không được:

  • Vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
  • Gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân hoặc tổ chức.
  • Sử dụng ký hiệu, số hoặc từ ngữ không phù hợp.

Nếu tên vi phạm các quy định này, cơ quan hộ tịch có quyền từ chối đăng ký khai sinh hoặc yêu cầu thay đổi tên.

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc đặt tên khi khai sinh còn được quy định như sau:

  • Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
  • Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

3. Được quyền thay đổi tên trong trường hợp nào?

Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

- Việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

- Việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

- Khi xác định cha, mẹ cho con;

- Người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

- Người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

Như vậy, không phải trường hợp nào cũng được thay đổi họ, tên, pháp luật chỉ cho phép cá nhân thay đổi tên trong các trường hợp đã nêu ở trên.

4. Ai được quyền đặt tên cho con?

Theo quy định của Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có 02 trường hợp đặt tên con khi khai sinh như sau:

  • Trường hợp 1: Do bố, mẹ thỏa thuận Căn cứ khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu trên quy định như sau: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
  • Trường hợp 2: Không xác định được bố: Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP chỉ rõ: Trường hợp chưa xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

5. Quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự?

Căn cứ khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Hiện tại, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản liên quan đến hộ tịch không đề cập đến số ký tự tối đa cho tên cá nhân. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP có yêu cầu khi đặt tên cho con và thực hiện khai sinh thì tên không được đặt quá dài, khó sử dụng. Đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc bao nhiêu ký tự được xem là tên dài, không được phép đặt.

Do đó, có thể thấy, quy định đặt tên cho con có bao nhiêu ký tự không được được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

6. Có được đặt tên nước ngoài cho con không?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Về nguyên tắc nếu con mang quốc tịch Việt Nam thì phải đặt tên bằng tiếng Việt, nếu mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên tuân thủ quy định của nước đó. Do đó dù có cha hoặc mẹ là người nước ngoài nhưng con lại mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn phải đặt tên cho con theo quy định của pháp luật Việt Nam.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thủ tục đặt tên

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề thủ tục đặt tên. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ của chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan