Thừa kế là quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh khi người có tài sản chết. Việc xác định ai có quyền thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Đặc biệt, việc xác định thừa kế doanh nghiệp cũng rất được quan tâm. Các quy định về thừa kế doanh nghiệp hầu hết hiện nay đang được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và Bộ luật dân sự 2015.
Hiện nay, đang có nhiều vấn đề liên quan cần được giải đáp xoay quanh chủ đề thừa kế doanh nghiệp như Cá nhân có được quyền hưởng thừa kế doanh nghiệp không? Những người nào được hưởng thừa kế khi chủ doanh nghiệp đã mất? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài Quy định pháp luật về thừa kế doanh nghiệp.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về thừa kế doanh nghiệp bởi thừa kế doanh nghiệp cũng là một dạng của thừa kế. Có thể hiểu, thừa kế doanh nghiệp là quá trình chuyển giao sở hữu và quản lý một doanh nghiệp từ người sáng lập hoặc chủ sở hữu hiện tại sang người kế thừa.
Bởi thừa kế doanh nghiệp là một dạng của thừa kế, nên xác định người thừa kế sẽ được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Với quy định trên, có thể xác định rằng cá nhân được quyền hưởng thừa kế doanh nghiệp khi chủ sở hữu doanh nghiệp hiện tại không còn.
Hiện nay, có một số hình thức thừa kế doanh nghiệp phổ biến được áp dụng:
Thừa kế gia đình: Đây là hình thức thừa kế doanh nghiệp khi người sáng lập hoặc chủ sở hữu hiện tại chuyển giao quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp cho thành viên trong gia đình, chẳng hạn như con cái, người vợ/chồng hoặc anh chị em. Thừa kế gia đình thường được sử dụng trong các doanh nghiệp gia đình nhằm bảo tồn và duy trì sự liên tục của doanh nghiệp qua các thế hệ.
Thừa kế nội bộ: Đây là hình thức thừa kế doanh nghiệp khi người chủ sở hữu hiện tại chọn một người trong tổ chức hoặc công ty để tiếp quản doanh nghiệp. Thừa kế nội bộ thường xảy ra khi người chủ sở hữu đã xác định một người có năng lực và kinh nghiệm phù hợp để tiếp quản và phát triển doanh nghiệp.
Thừa kế công ty: Đối với các doanh nghiệp có mô hình tổ chức là công ty, thừa kế doanh nghiệp có thể xảy ra thông qua việc chuyển nhượng cổ phần hoặc quyền kiểm soát công ty. Người kế thừa có thể mua cổ phần từ người sở hữu hiện tại hoặc nhận được phần thừa kế trong di chúc của người sở hữu.
Thừa kế đối tác: Trong các doanh nghiệp dạng đối tác, thừa kế có thể xảy ra khi một đối tác hiện tại chuyển giao phần quyền sở hữu và quản lý của mình cho một đối tác khác trong công ty hoặc tổ chức đối tác.
Việc khai nhận thừa kế cổ phần công ty được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, bao gồm đơn yêu cầu khai nhận thừa kế, bản sao giấy tờ tùy thân, bản di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quyền thừa kế.
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản.
Bước 3: Văn phòng công chứng niêm yết công khai việc khai nhận di sản trong 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Bước 4: Người thừa kế cổ phần công ty thông báo với công ty về việc nhận thừa kế.
Bước 5: Công ty thực hiện thủ tục thay đổi thông tin tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Khi chủ doanh nghiệp chết, tổ chức không thể thừa kế doanh nghiệp trực tiếp. Thừa kế doanh nghiệp sau khi chủ doanh nghiệp qua đời sẽ tuân theo các quy định và quyền lợi của các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật. Thông thường, các cá nhân hoặc tổ chức có quyền thừa kế doanh nghiệp bao gồm người thừa kế gia đình theo quy định pháp luật về thừa kế và/hoặc người được chỉ định trong di chúc của chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quyền thừa kế doanh nghiệp không được tự động truyền cho tổ chức mà thường thuộc về người cá nhân, và sau đó người đó có thể quyết định chuyển nhượng hoặc quản lý doanh nghiệp như mong muốn của mình.
Pháp luật quy định đối với trường hợp thừa kế bằng di chúc, người lập di chúc có quyền để lại thừa kế cho hầu hết tất cả mọi người trừ những người không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật hoặc người thừa kế theo di chúc từ chối nhận thừa kế. Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật việc xác định người thừa kế sẽ được quy định tại điều 651 bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, quyền thừa kế doanh nghiệp có thể thuộc về người thừa kế gia đình như vợ/chồng, con cái, người cha/mẹ hoặc người khác theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại điều 193 luật doanh nghiệp 2020, khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế sẽ xác định theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không xác định được người thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ được xử lý theo pháp luật dân sự.
Pháp luật dân sự tôn trọng ý chí của người để lại di sản nên không trường hợp định người thừa kế chúng ta cần phải xác định theo di chúc đầu tiên. Chính vì vậy, trong quá trình lập di chúc pháp luật cho phép người lập được quyết định người hưởng di sản thừa kế mà không bắt buộc cho người nhà thừa kế.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Thừa kế doanh nghiệp:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến Thừa kế doanh nghiệp NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn