QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUÊ NHÀ BỊ THẾ CHẤP

Thế chấp tài sản là một hành vi đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng khá nhiều khi giao dịch dân sự.Vậy người thuê có được quyền thuê nhà bị thế chấp không? Khi thuê nhà bị thế chấp để tránh rủi ro cần lưu ý những gì?

I. Thực trạng thuê nhà bị thế chấp

Hoạt động cho thuê tài sản là một loại hợp đồng khá phổ biến trong giao dịch dân sự. Với hợp đồng thuê nhà ở, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi mà cư dân đổ xô về để tạm trú nhằm mục đích lao động thì hoạt đồng này diễn ra càng nhiều. Dựa theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp, việc thế chấp nhà ở cho ngân hàng là hoạt động kinh doanh bất động sản hết sức bình thường. Bởi vậy, người có nhà đang thế chấp tại ngân hàng vẫn có thể đường đường chính chính cho thuê, mượn nhằm gia tăng giá trị của căn nhà. Hiện nay có không ít chủ đầu tư đang đồng thời vừa thế chấp nhà vừa cho thuê nhà. Trong đó, hầu hết các đối tượng này thường xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, … Theo đó, người thuê nhà bị thế chấp cần nắm rõ quy định pháp luật khi thuê nhà đang thế chấp để bảo vệ quyền lợi của mình, giảm rủi ro pháp lý.

II. Quy định pháp luật về thuê nhà bị thế chấp

1. Quyền của bên thế chấp nhà

Theo Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp nhà có những quyền sau:

  • Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
  • Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
  • Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
  • Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
  • Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
  • Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Quy định về cho thuê nhà đang bị thế chấp

2. Quy định về cho thuê nhà đang bị thế chấp

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên có nhà đang bị thế chấp được quyền cho thuê nhà khi đáp ứng được đủ 2 điều kiện sau:

– Thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp. Việc thông báo là một điều kiện rất quan trọng nhằm thông báo cho bên có quyền và nghĩa vụ liên quan ở đây là bên thuê tài sản được biết căn nhà mình sắp sử dụng đang có những vấn đề gì hay không.

– Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc bên thế chấp cho thuê căn nhà đang thế chấp.

3. Thủ tục cho thuê nhà đang thế chấp

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có quyền cho thuê tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

III. Giải đáp một số câu hỏi về thuê nhà bị thế chấp

1. Hợp đồng thuê nhà ở đang bị thế chấp có cần phải công chứng hay không?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng thuê nhà ở đang bị thế chấp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. 

Thuê nhà ở đang bị thế chấp bằng thỏa thuận miệng giữa các bên thì có được không?

2. Thuê nhà ở đang bị thế chấp bằng thỏa thuận miệng giữa các bên thì có được không?

Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản, bao gồm các nội dung theo quy định. Như vậy, pháp luật quy định hình thức của thuê nhà ở là văn bản chứ không phải là thỏa thuận miệng.

3. Có được cho thuê nhà đang bị thế chấp không

Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có quyền cho thuê tài sản thế chấp và đáp ứng đủ 2 điều kiện luật quy định.

Đã ký hợp đồng thuê nhà nhưng chủ nhà muốn thế chấp nhà đang cho thuê có được không?

4. Đã ký hợp đồng thuê nhà nhưng chủ nhà muốn thế chấp nhà đang cho thuê có được không?

Căn cứ tại Điều 146 Luật Nhà ở 2014, chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thuê nhà bị thế chấp

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thuê nhà bị thế chấp mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan