QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỰ Ý SẢN XUẤT KEM TRỘN

Thực tế hiện nay có rất nhiều người đang sử dụng các loại kem trộn trắng da cấp tốc nhằm mong muốn cải thiện làn da của mình mà không tìm hiểu rõ về nguồn gốc cũng như hoạt động của các loại kem này. Pháp luật hiện nay cũng quy định rất rõ về việc xử phạt hành vi tự ý sản xuất kem trộn. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến tự ý sản xuất kem trộn. 

/upload/images/giay-phep/kem-tron.png

 

I. Tự ý sản xuất kem trộn là gì?

Kem trộn là loại kem tổng hợp tự chế bao gồm các thành phần chính như Vitamin E, Cortibion, Aspirin, Becozyme, Alcohol, Corticoid, chất tạo màu hóa học, chất bảo quản… Trong đó Corticoid là một chất ức chế hệ miễn dịch của da, giúp da giữ nước, trắng mịn săn chắc và căng mọng nhanh sau 24h thoa kem.

/upload/images/giay-phep/sx-kt.jpg

Corticoid khi được sử dụng ở nồng độ cao sẽ có tác dụng phụ là tẩy trắng da vì vậy nhiều người đã dựa vào tác dụng phụ này và trộn Corticoid nồng độ cao vào mỹ phẩm bán trục lợi.

Hành vi tự ý sản xuất kem trộn là việc tổ chức hoặc cá nhân sản xuất mỹ phẩm không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và điều kiện để sản xuất mỹ phẩm không đảm bảo về chất lượng cũng như cơ sở sản xuất.

II. Thực trạng về việc tự ý sản xuất kem trộn hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem trộn được sản xuất và đem ra bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Việc tự ý sản xuất kem trộn gây ra nhiều nguy hại khôn lường cho người sử dụng, cụ thể như: Sử dụng kem trộn không rõ nguồn gốc sẽ gây kích ứng da với các biểu hiện như sưng tấy, nổi mẩn ngứa, khô rát, mụn mủ, mụn nước.. Hơn nữa, các thành phần độc hại của kem trộn sẽ phá hủy dần lớp biểu bì bên ngoài da, khiến cho da bị bào mòn, mỏng hơn và dễ bị tấn công bảo các tác nhân xấu từ bên ngoài, gia tăng thêm nhiều melanin khiến da thâm, sạm, nám... Bên cạnh đó, kem trộn phá vỡ hàng rào bảo vệ da bên ngoài tạo điều kiện cho các loài nấm, ký sinh trùng phát triển gây nên các bệnh lý nguy hiểm về da. Các chất tẩy trắng da từ kem trộn khiến cho da suy yếu dần, các chức năng gia suy giảm và đẩy nhanh tốc độ lão hóa da.

Theo số liệu thống kê của các bệnh viện da liễu thì hàng năm có rất nhiều người đến điều trị da do hậu quả của corticoid để lại. Da người bệnh bị giãn mao mạch, kích ứng tấy đỏ, da mỏng yếu, dễ nhạy cảm, mụn mủ, mụn viêm mọc chi chít, dị ứng nghiêm trọng,…Do đó, đây có thể nói là một cảnh báo dành cho những ai đang có ý định mua kem trộn sử dụng. Hãy sử dụng những loại mỹ phẩm uy tín trên thị trường để bảo vệ làn da của mình.

III. Tự ý sản xuất kem trộn có bị phạt vi phạm hành chính hay không?

/upload/images/giay-phep/kt.jpgTheo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 20 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm như sau:  Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. 

Hình thức xử phạt bổ sung (quy định tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP):

  • Đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật nhưng không quá 24 tháng;

Biện pháp khắc phục hậu quả (quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP):

  • Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm;

Như vậy, cá nhân tự ý sản xuất kem trộn khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì có thể bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, Mức phạt tiền được quy định tại Điều 70 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do đó, tổ chức có hành vi tự ý sản xuất kem trộn sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng

IV. Cơ sở muốn thực hiện đúng các thủ tục pháp lý để không là cơ sở tự ý sản xuất kem trộn cần làm gì?

1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Cơ sở muốn thực hiện các thủ tục pháp lý để không là cơ sở tự ý sản xuất kem trộn thì cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP (điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 13 Nghị định 155/2018/NĐ-CP; điểm c, điểm e khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Điều kiện về cơ sở vật chất:
  • Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
  • Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
  • Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
  • Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 93/2016/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;

- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được thực hiện theo quy định tại  Điều 9 Nghị định 93/2016/NĐ-CP:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tới Sở Y tế.
  • Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Đối với trường hợp yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục:

Cơ sở sản xuất mỹ phẩm tiến hành thay đổi, khắc phục và gửi báo cáo đến Sở Y tế;

Sở Y tế có trách nhiệm xem xét báo cáo, kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra lại cơ sở sản xuất mỹ phẩm (trong trường hợp cần thiết). Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục, cơ quan kiểm tra phải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra;

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày ban hành văn bản yêu cầu cơ sở sản xuất mỹ phẩm thay đổi, khắc phục, nếu Sở Y tế không nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm của cơ sở không còn giá trị.

  • Đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN):

Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Y tế, Sở Y tế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm này.

V. Có nên tìm luật sư tư vấn các vấn đề liên quan pháp lý về tự ý sản xuất kem trộn không?

Hành vi tự ý sản xuất kem trộn là bị cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật bởi nó gây ra nhiều nguy hiểm về sức khỏe cho người tiêu dùng. Do đó, để hợp pháp hóa việc sản xuất kem trộn, quý khách hàng cần tìm luật sư tư vấn để được hỗ trợ thực hiện các vấn đề liên quan đến việc xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định pháp luật. Theo đó, khách hàng sẽ được tư vấn, hỗ trợ về:

  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Tư vấn, kiểm tra hồ sơ về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
  • Đại diện khách hàng giải quyết các vấn đề phát trình trong quá trình làm thủ tục.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục sau khi xin giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tự ý sản xuất kem trộn. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực mỹ phẩm, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

 

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan