Quy định pháp luật về vấn đề sản xuất linh kiện nhựa

Linh kiện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và hoạt động của các hệ thống công nghiệp, linh kiện nhựa được sử dụng để chế tạo và lắp ráp nhiều sản phẩm khác nhau như máy móc công nghiệp, ô tô, xe máy, đồ điện tử ... Vì vậy linh kiện đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy móc, là chìa khóa để duy trì sự ổn định trong quá trình sản xuất, sử dụng linh kiện an toàn giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động và đảm bảo môi trường làm việc. Khi đời sống công nghệ ngày càng phát triển, các ngành sản xuất công nghiệp cũng ngày càng được quan tâm trên thị trường, khi đó linh kiện càng nâng cao vai trò và vị trí của mình. 

Linh kiện nhựa hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong đời sống, có thể là linh kiện nhựa gia dụng, linh kiện nhựa điện tử, linh kiện sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, với giá thành tương đối rẻ và có độ bền cao. Linh kiện nhựa là các thành phần và chi tiết hoặc bộ phận được sản xuất bằng vật liệu nhựa, có khả năng chống ăn mòn, trọng lượng nhẹ, khả năng chịu hóa chất và dễ dàng gia công, tạo hình, được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Sản xuất linh kiện nhựa đòi hỏi sự chính xác cao, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu quy định của pháp luật về sản xuất linh kiện nhựa trong bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về sản xuất linh kiện nhựa

Ngành công nghiệp nhựa ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhựa biết đến là một chất dẻo sử dụng để sản xuất ra nhiều đồ đạc trong đời sống sinh hoạt khác nhau bởi tính đa năng của nó, đồng thời nhựa còn góp phần vào sự phát triển của nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, viễn thông, điện, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp và một số lĩnh vực khác. Vì những lý do đó mà nhựa được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, nhựa được ứng dụng rộng rãi và dần dần trở thành nguyên vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống như kim loại, gỗ ... 

Sản xuất linh kiện nhựa là một ngành nghề được chú trọng đầu tư và phát triển trên lãnh thổ của Việt Nam, trong đó bao gồm sản xuất nhựa gia dụng, bao bì nhựa, đồ nhựa công nghiệp, phụ kiện nhựa điện tử. Trong đó, sản xuất linh kiện, phụ kiện nhựa được xem là tiềm năng nhất trong tương lai, ngành nghề này tạo ra các chi tiết nhựa phục vụ cho hoạt động lắp ráp và hoàn thiện thiết bị điện tử. 

Sản xuất linh kiện nhựa là một ngành nghề đang được chú trọng đầu tư và phát triển trên lãnh thổ của Việt Nam. Với quy trình sản xuất linh kiện nhựa điện tử như sau:

+ Nhựa nguyên liệu sẽ là nguyên vật liệu chính, đầu vào của quá trình sản xuất linh kiện nhựa điện tử.

+ Sau đó, tiến hành pha màu phù hợp với yêu cầu của khách hàng, thông thường linh kiện nhựa điện tử thường có màu đen hoặc màu trắng, tuy nhiên hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc khác nhau tùy vào mục đích sử dụng;

+ Cho vào máy với nhiệt độ cao, nóng chảy để tạo thành một hỗn hợp dẻo. Hỗn hợp này được cho vào khuôn đã gia công trước đó, trong khuôn có các thông số chính xác tuyệt đối so với yêu cầu của khách hàng;

+ Khi cho hỗn hợp vào khuôn và làm nguội, sẽ thu được thành phẩm chuẩn xác và chất lượng cao, tiếp tục đưa đến khâu đóng gói và hoàn thành quá trình sản xuất linh kiện nhựa.

 Quy định pháp luật về sản xuất linh kiện nhựa

II. Quy định pháp luật về sản xuất linh kiện nhựa

1. Thế nào là hoạt động sản xuất linh kiện nhựa

Trên thực tế, linh kiện nhựa được sản xuất dựa trên công nghệ ép phun truyền thống, chất lượng của sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống máy móc mà các doanh nghiệp sử dụng, thông thường đều được sản xuất tại các xưởng sản xuất lớn. Sản xuất linh kiện nhựa phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên chủ yếu phục vụ cho các ngành điện tử, xe hơi, vi mạch ... 

Pháp luật hiện nay chưa có bất kỳ điều luật nào đưa ra khái niệm về hoạt động sản xuất linh kiện nhựa. Tuy nhiên có thể hiểu: Sản xuất linh kiện nhựa là quá trình sản xuất, chế tạo ra các thành phần, chi tiết hoặc bộ phận để sử dụng, ứng dụng cho các ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

2. Điều kiện để sản xuất linh kiện nhựa

Trước hết, sản xuất linh kiện nhựa theo Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm các mã ngành sau:

Mã ngành

Tên ngành

2610

Sản xuất linh kiện điện tử

2620

Sản xuất linh kiện điện tử

2630

Sản xuất thiết bị truyền thông

2640

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

2651

Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển

2652

Sản xuất đồng hồ

2660

Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp

2670

Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học

2680

Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học

2710

Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

2720

Sản xuất pin và ắc quy

2731

Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học

2732

Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác

2733

Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại

2750

Sản xuất đồ điện dân dụng

2790

Sản xuất thiết bị điện khác

4649

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4651

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

4652

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông

4659

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4741

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

4742

Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh

Và theo quy định của pháp luật hiện nay, ngành sản xuất linh kiện nhựa không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy nên để có thể đăng ký thành lập công ty sản xuất linh kiện nhựa thì chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật.

3. Cơ sở sản xuất linh kiện nhựa có phải xin giấy phép môi trường không?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường. Theo đó, đối tượng phải có giấy phép môi trường là dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. 

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có quy định về danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể như sau:

TT

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Công suất

Lớn

Trung bình

Nhỏ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

17

Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử

Từ 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

Dưới 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm

Không

Như vậy, chỉ có các dự án/cơ sở kinh doanh ngành sản xuất linh kiện nhựa có khối lượng sản xuất từ 1 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên thì mới bắt buộc phải xin giấy phép môi trường.

III. Một số thắc mắc về sản xuất linh kiện nhựa

1. Cơ sở sản xuất linh kiện nhựa có cần phải ký quỹ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có quy định về vấn đề ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất. Theo đó, tổ chức và cá nhân nhập khẩu phế liệu và phế liệu nhựa phải thực hiện hoạt động ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất trong nước với số tiền được quy định như sau:

+ Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

+ Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Như vậy, các cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất linh kiện nhựa cần phải thực hiện hoạt động ký quỹ bảo vệ môi trường với mức ký quỹ nêu trên.

2. Cơ sở sản xuất linh kiện nhựa có được miễn phí bảo vệ môi trường khi hoạt động không?

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 53/2020/NĐ-CP, có quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường. Theo đó, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định của pháp luật và nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, bao gồm:

-Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.

-Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

-Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.

-Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.

-Cơ sở: Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc.

-Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.

-Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

-Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.

-Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.

-Cơ sở: Hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.

-Nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện.

-Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị.

-Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác.

-Cơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.

Như vậy, cơ sở sản xuất linh kiện nhựa có phát sinh nước thải công nghiệp thì sẽ phải chịu phí bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, cơ sở sản xuất nhựa linh kiện có thể được miễn phí bảo vệ môi trường khi thuộc một trong những trường hợp như sau (Điều 5 của Nghị định 53/2020/NĐ-CP):

-Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.

-Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

-Nước thải sinh hoạt của: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.

-Nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.

-Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.

-Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.

Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

3. Cơ sở sản xuất muốn xuất khẩu linh kiện nhựa đi nước ngoài thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Cơ sở sản xuất muốn xuất khẩu linh kiện nhựa đi nước ngoài thì cần phải chuẩn bị hồ sơ hải quan tương tự đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu gồm:

- Tờ khai hải quan;

- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

- Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

+ Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;

+ Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính;

- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

- Hợp đồng ủy thác.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan sản xuất linh kiện nhựa

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến sản xuất linh kiện nhựa:

-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất linh kiện nhựa.

-Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến đăng ký sản xuất linh kiện nhựa.

-Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sản xuất linh kiện nhựa.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến sản xuất linh kiện nhựa mà công ty NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan