Việc tìm hiểu Quy định pháp luật về vi phạm về quảng cáo là rất quan trọng vì nó đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể, việc nắm rõ các quy định này giúp ngăn chặn các hành vi quảng cáo không đúng quy định như thông tin sai lệch, lừa đảo người tiêu dùng. Đồng thời, hiểu rõ quy định pháp luật cũng giúp các doanh nghiệp tránh được các hậu quả pháp lý như phạt tiền, xử lý hành chính. Quan trọng hơn, tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời duy trì sự công bằng và minh bạch trong môi trường kinh doanh. Việc áp dụng đúng các quy định này cũng giúp tăng cường uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng và trước khách hàng. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Quy định pháp luật về vi phạm về quảng cáo
Thực trạng vi phạm về quảng cáo là vấn đề phổ biến và đa dạng trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Các hành vi vi phạm có thể bao gồm thông tin quảng cáo không chính xác, sai sự thật về sản phẩm, dịch vụ; lạm dụng các phương tiện quảng cáo như spam email, tin nhắn rác, các hình thức quảng cáo không đúng pháp luật trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; sử dụng hình ảnh, tên tuổi của người nổi tiếng mà không có sự cho phép; không tuân thủ các quy định về nội dung quảng cáo, ngôn ngữ, biểu tượng bảo vệ người tiêu dùng, ...
Những vi phạm này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại đáng kể đến uy tín của các doanh nghiệp. Đồng thời, việc xử lý vi phạm về quảng cáo cũng đòi hỏi sự nghiêm túc và minh bạch từ các cơ quan quản lý nhằm duy trì sự công bằng và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Vi phạm về quảng cáo là những hành vi không tuân thủ các quy định, quy chuẩn, luật lệ về hoạt động quảng cáo được quy định bởi pháp luật.
Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
Theo khoản 1 Điều 63 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 64 đến Điều 70 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Có thể kể đến những cá nhân có thẩm quyền như:
Hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó nếu hành vi có đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn bị xử lý hình sự.
Căn cứ Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Người nào có hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định các hình phạt được sử dụng bao gồm:
Hình thức xử phạt chính:
Hình thức xử phạt bổ sung:
Khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định hình phạt bổ sung với hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ không bị bắt xin lỗi và đính chính mà chỉ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo và Buộc cải chính thông tin.
Căn cứ điểm b, khoản 7; điểm b, khoản 13, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng thì hành vi xây dựng công trình quảng cáo không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
– Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Như vậy, xây dựng công trình quảng cáo mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; trường hợp tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm c, khoản 15, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Đối với việc quảng cáo hàng tồn kém chất lượng Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Đồng thời còn phải thực hiện các biện phác khắc phục hậu quả gồm: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo và buộc cải chính thông tin.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện vi phạm về quảng cáo:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến vi phạm về quảng cáo NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn