Quy định pháp luật về visa doanh nghiệp

I. Thực trạng xin visa doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, thủ tục xin visa doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng chặt chẽ do các chính sách quản lý xuất nhập cảnh được siết chặt nhằm kiểm soát lao động nước ngoài. Doanh nghiệp bảo lãnh cần đảm bảo hồ sơ hợp lệ, chứng minh nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp pháp. 

Ngoài ra, quy trình xét duyệt kéo dài hơn trước, đặc biệt với các ngành nghề yêu cầu chuyên môn cao. Một số trường hợp bị từ chối do thiếu hồ sơ hoặc không đáp ứng điều kiện theo quy định. Vì vậy, doanh nghiệp và người lao động cần nắm rõ quy trình để tránh sai sót, tiết kiệm thời gian.

II. Quy định pháp luật về visa doanh nghiệp

1. Thế nào là visa doanh nghiệp

Căn cứ khoản 8 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi bởi điểm d khoản 3 điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019)

Visa doanh nghiệp (ký hiệu DN1, DN2) là loại thị thực cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc, hợp tác kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động thương mại hợp pháp với doanh nghiệp Việt Nam.

Phân loại:

  • DN1: Cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • DN2: Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại hoặc thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp visa doanh nghiệp

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp thẩm quyền cấp visa doanh nghiệp gồm:

Cơ quan có thẩm quyền cấp thẩm quyền cấp visa doanh nghiệp gồm cơ quan đại diện hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.

Theo khoản 1, 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự như sau:

“1. Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.

2. Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.”

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việc Nam ở nước ngoài là Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự tại lãnh thổ, quốc gia đó.

 3. Thủ tục xin cấp visa doanh nghiệp

Visa doanh nghiệp (ký hiệu DN1, DN2) là loại thị thực dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc với doanh nghiệp. Thủ tục xin cấp visa này tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm các bước sau:

B1. Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp bảo lãnh cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, bao gồm hộ chiếu của người nước ngoài, giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đơn đề nghị cấp visa và các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh (Điều 16, Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

B2. Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thời gian xử lý thông thường là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

B3. Nhận công văn nhập cảnh: Nếu hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được công văn nhập cảnh để gửi cho người nước ngoài, giúp họ hoàn tất thủ tục nhận visa tại cửa khẩu hoặc Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.

B4. Nhận visa doanh nghiệp: Người nước ngoài xuất trình công văn nhập cảnh, hộ chiếu và các giấy tờ cần thiết để nhận visa tại sân bay quốc tế hoặc Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại.

Cơ quan có thẩm quyền cấp visa doanh nghiệp là Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an cấp, theo thẩm quyền quy định trong Điều 31 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

  • Thời hạn visa doanh nghiệp: Tối đa 12 tháng, không được chuyển đổi mục đích.
  • Lệ phí cấp visa: Theo Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp visa doanh nghiệp dao động từ 25 USD – 135 USD, tùy vào thời hạn visa.

III. Một số thắc mắc về visa doanh nghiệp

1. Thời hạn cấp visa doanh nghiệp hiện nay

Căn cứ Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014:

“Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài

1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.

2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.

3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

4. Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.”

Theo quy định tại Điều 18 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, thời hạn giải quyết cấp thị thực cho người nước ngoài là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Lệ phí cấp visa doanh nghiệp hiện nay

Căn cứ Mục II Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC, được sửa đổi bởi Thông tư 62/2023/TT-BTC), mức phí cấp visa và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài như sau:

Số tt

Nội dung

Mức thu

1

Cấp thị thực có giá trị một lần

25 USD/chiếc

2

Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

 

a

Loại có giá trị không quá 90 ngày

50 USD/chiếc

b

Loại có giá trị trên 90 ngày đến 180 ngày

95 USD/chiếc

c

Loại có giá trị trên 180 ngày đến 01 năm

135 USD/chiếc

d

Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm

145 USD/chiếc

e

Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm

155 USD/chiếc

g

Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)

25 USD/chiếc

3

- Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới

- Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: Kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới.

5 USD/chiếc


5 USD/chiếc

4

Cấp giấy miễn thị thực

10 USD/giấy

5

Cấp thẻ tạm trú:

 

a

Có thời hạn không quá 02 năm

145 USD/thẻ

b

Có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm

155 USD/thẻ

c

Có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm

165 USD/thẻ

6

Gia hạn tạm trú

10 USD/lần

7

Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú

100 USD/thẻ

8

Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam

10 USD/người

9

Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014)

5 USD/người

10

Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu

5 USD/người

11

Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu

200.000 Đồng/lần cấp

12

Cấp giấy phép cho người đã nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới đi thăm quan các địa điểm khác trong tỉnh

10 USD/người

Đối với trường hợp bị mất, hư hỏng các giấy tờ nêu trên phải cấp lại áp dụng mức thu như cấp mới.

3. Có được gia hạn visa doanh nghiệp không

Căn cứ Điều 35 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

“Gia hạn tạm trú

1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.”

Theo đó, có thể gia hạn visa doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

4. Người nước ngoài nhập cảnh bằng visa doanh nghiệp thì có được cấp thẻ tạm trú không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:

“Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

1. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

b) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

2. Ký hiệu thẻ tạm trú được quy định như sau:

a) Thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ký hiệu NG3;

b) Thẻ tạm trú quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.”

Từ quy định trên, có thể thấy các loại thị thực được phép cấp thẻ tạm trú khi người nước ngoài sử dụng để nhập cảnh không bao gồm loại visa DN1, DN2.

Do đó, người nhập cảnh bằng visa doanh nghiệp ký hiệu DN1, DN2 không được cấp thẻ tạm trú, muốn được cấp thẻ tạm trú thì phải nhập cảnh bằng visa phù hợp hoặc chuyển loại visa nhập cảnh.

 5. Điều kiện, hồ sơ cấp lại visa doanh nghiệp cho chuyên gia nước ngoài cần đảm bảo theo các yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện cấp thị thực đối với chuyên gia nước ngoài, cụ thể như sau:

“Điều kiện cấp thị thực

1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”

Theo đó, điều kiện cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.

Về hồ sơ cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài thì cơ bản bao gồm các giấy tờ sau:

- Bản gốc hộ chiếu (Còn thời hạn ít nhất là 06 tháng)

- Mẫu tờ khai xin cấp gia hạn visa thị thực NA5 theo Thông tư 04/2015/TT-BCA

- Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động đối với trường hợp visa DN, LĐ; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp visa ĐT.

- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan visa doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin quan trọng về visa doanh nghiệp. Nếu quý khách cần tư vấn chuyên sâu hoặc hỗ trợ thực hiện thủ tục nhanh chóng, hãy liên hệ NPLaw. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và giúp quý khách hoàn thành quy trình một cách thuận lợi nhất.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan