Khi tiến hành những bước đầu tiên trên chặng đường đầu tư và mở rộng phát triển tại thị trường nước ngoài, nhà đầu tư ít nhiều có sự quan tâm đến vốn đầu tư ra nước ngoài. Hiểu được nhu cầu đó, thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các thông tin pháp lý hữu ích liên quan đến vốn đầu tư ra nước ngoài.
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.”
Theo đó, vốn đầu tư ra nước ngoài là tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư hoặc do nhà đầu tư huy động để chuyển ra nước ngoài nhằm thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Hiện nay, sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ đã kéo theo sự cạnh tranh cũng như nhu cầu phát triển lớn mạnh của nền kinh tế thị trường. Các nhà đầu tư trong nước trong 05 năm gần đây cũng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Lũy kế đến ngày 20/6/2023 Việt Nam đã có 1.654 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỷ USD, chiếm gần 52,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,4%); Cam-pu-chia (13,3%); Vê-nê-xuê-la (8,3%);… Với thông tin như trên, có thể dễ dàng nhận thấy nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài ở nước ngoài ngày càng tăng cao với quy mô từng lần chuyển vốn ngày càng lớn.
Theo quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư 2020, Điều 69 và Điều 82 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các hình thức chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài gồm:
- Chuyển vốn là ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
- Chuyển vốn là Đồng Việt Nam ra nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật ngoại hối;
- Chuyển vốn là chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài;
- Chuyển vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
- Hoán đổi cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài; …
- Chuyển vốn là các tài sản hợp pháp khác theo pháp luật dân sự.
Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
- Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Có tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Như vậy, việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định.
Theo Điều 9 Thông tư 12/2016/TT-NHNN có hướng dẫn hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài gồm các nội dung như sau:
“1. Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
4. Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
5. Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài."
Như vậy, hồ sơ đăng ký chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài đã được pháp luật quy định chặt chẽ tại Điều 9 Thông tư 12/2016/TT-NHNN nêu trên.
Theo Điều 10 Thông tư 12/2016/TT-NHNN có hướng dẫn thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài gồm các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định pháp luật;
Bước 2: Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài đến Ngân hàng nhà nước.
Bước 3: Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của nhà đầu tư. Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định về đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
“Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
1. Ngoại tệ.
2. Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền”.
Theo đó, nhà đầu tư có thể sử dụng đồng tiền Việt Nam để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, nguồn vốn được sử dụng đầu tư ra nước ngoài gồm:
“1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự”.
Như vậy, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài là nguồn vốn do nhà đầu tư huy động có thể là tiền hoặc tài sản hợp pháp theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hướng dẫn như sau:
"1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Chương III Thông tư này trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này."
Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư chỉ có thể mở một tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại tổ chức tín dụng và đăng ký giao dịch ngoại hối với ngân hàng nhà nước.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Luật Đầu tư 2020 về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài như sau:
“1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
…
3. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, trong trường hợp phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ, nhà đầu tư có thể chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến vốn đầu tư ra nước ngoài của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý về vốn đầu tư ra nước ngoài. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn