QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG NHÀ TẠM

Hiện nay, hoạt động xây dựng nhà tạm đang diễn ra rất phổ biến nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Vậy nhà tạm là gì? Xây nhà tạm có phải xin phép không? Nếu có, thủ tục cần để xin cấp phép xây dựng là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

I. Thực trạng xây dựng nhà tạm

Hiện nay, hoạt động xây dựng nhà tạm diễn ra nhiều để phục vụ những mục đích khác nhau như thiên tai, bão lũ,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xin giấy phép để được phép xây dựng nhà tạm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình xin giấy phép xây dựng nhà tạm

II. Quy định pháp luật về xây dựng nhà tạm

Quy định của pháp luật về xây dựng nhà tạm được giải thích như sau: 

1. Nhà tạm là gì

Căn cứ khoản 1 Điều 131 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

  • Thi công xây dựng công trình chính;
  • Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định giải thích thế nào là nhà tạm. Tuy nhiên, có thể hiểu nhà tạm là nhà ở được xây dựng mang tính chất nhất thời, thời gian tồn tại ngắn, thiết kế và vật liệu xây dựng không được chú trọng.

2. Xây dựng nhà tạm cần xin phép không

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), công trình xây dựng tạm không cần phải có Giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). 

3. Điều kiện để được xây dựng nhà tạm

Khoản 2 khoản 3 khoản 4 Điều 131 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:

- Đối với công trình

Công trình này cần được sự chấp thuận từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện về ba yếu tố quan trọng: địa điểm, quy mô xây dựng, và thời gian tồn tại của công trình tạm.

- Trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng:

  • Họ tự chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và thực hiện xây dựng.
  • Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng cần được thẩm tra về điều kiện an toàn và gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để kiểm tra.

- Về công trình xây dựng tạm:

  • Công trình này phải được phá dỡ sau khi công trình chính của dự án được đưa vào sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của nó.
  • Trong trường hợp công trình tạm cần tiếp tục sử dụng và phù hợp với quy hoạch, chủ đầu tư có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện chấp thuận. Tuy nhiên, công trình này cần đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

 

4. Hồ sơ và thủ tục để xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm

Căn cứ Điều 131 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì hồ sơ và thủ tục để xin cấp giấy phép xây dựng nhà tạm quy định như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng, bạn cần chuẩn bị:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

- Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt điển hình; tuyến công trình hay sơ đồ vị trí; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; mặt bằng móng công trình.

- Chủ đầu tư cần có bản cam kết tự phá dỡ nhà tạm khi hết thời hạn hiện hữu, được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn. Đối với phần công trình phát sinh sau khi công bố quy hoạch, chủ đầu tư không được phép yêu cầu bồi thường.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định cụ thể quy mô công trình, chiều cao tối đa, thời gian được phép tồn tại của công trình để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy – nổ, kiến trúc, cảnh quan, đáp ứng các Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và các quy định của pháp luật có liên quan.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm có thể nộp tại Ủy ban nhân dân huyện.

Uỷ ban nhân dân tiếp nhận và đánh giá sơ bộ hồ sơ

Sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ, sẽ có 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hồ sơ đáp ứng về mẫu văn bản, số lượng hồ sơ đầy đủ: Ủy ban nhân dân quận sẽ cấp biên nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày trả kết quả.

Trường hợp 2: Hồ sơ xin giấy phép còn thiếu, sai mẫu, sẽ được chuyên viên tại Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn bổ sung, sửa đổi theo quy định.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

- Trong thời gian làm việc 07 ngày:

Hồ sơ phải được cơ quan chuyên môn thẩm định và kiểm tra thực địa. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chuyên môn sẽ gửi bằng văn bản yêu cầu bổ sung.

- Trong thời hạn 05 ngày sau khi có kết quả thực địa:

- Trong trường hợp sau khi bổ sung, nếu hồ sơ bổ sung vẫn còn thiếu hoặc không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày Phòng quản lý đô thị sẽ ra thông báo về việc không cấp giấy phép xây dựng; nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả

Căn cứ vào thời gian được nêu tại phiếu hẹn. Bạn đến Bộ phận trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện đóng các khoản phí, lệ phí; nhận Giấy phép xây dựng nhà tạm.

III. Giải đáp một số câu hỏi về xây dựng nhà tạm

1. Thời hạn tối đa được sử dụng nhà tạm là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Luật Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. 

Như vậy, thời hạn sử dụng của nhà tạm phụ thuộc vào thời hạn của công trình chính. 

2. Có được xây dựng nhà tạm ở khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng không

Theo quy định tại Điều 94 Luật Xây dựng 2014, việc xây dựng nhà tạm tại khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Được sự cho phép của cơ quan quản lý về nhà ở và công trình xây dựng.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và công trình lân cận.
  • Đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Như vậy, người dân được phép xây dựng nhà tạm tại khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng nhưng phải tuân thủ các quy định về quy hoạch, xin phép xây dựng và đảm bảo an toàn, môi trường.

3. Xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp thì có được không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đúng mục đích sử dụng của đất.

Mục đích sử dụng đất được ghi rõ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ giao đất khác, người sử dụng đất không được làm trái với mục đích ghi trên các loại giấy tờ này.

Như vậy đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích là để sản xuất nông nghiệp, mọi hoạt động sử dụng trái với mục đích sử dụng trên là không được phép, kể cả việc xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp.

4. Hành vi chiếm đất đồi núi tự ý san gạt đất đồi núi chưa sử dụng xây dựng nhà tạm bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi lấn chiếm đất đồi núi tự ý san gạt đất đồi núi chưa sử dụng xây dựng nhà tạm sẽ bị xử lý như sau: 

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm trên.

5. Xây dựng nhà tạm lấn chiếm hành lang có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Căn cứ khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hành vi xây nhà tạm lấn chiếm hành lang sẽ bị xử phạt phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài xây dựng nhà tạm. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về xây dựng nhà tạm, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan