Việc xác định ranh giới khu vực đất trồng lúa là một bước quan trọng trong quản lý đất đai, đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật. Điều này không chỉ hỗ trợ cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý, mà còn giúp người dân nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với đất nông nghiệp.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về các quy định của pháp luật về ranh giới khu vực đất trồng lúa.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
Trước đây, ranh giới khu vực đất trồng lúa được quy định cụ thể tại Thông tư 17/2014/TT-BTNMT. Tuy nhiên, Thông tư này đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, chưa có Thông tư mới thay thế Thông tư 17/2014/TT-BTNMT này.
Tuy nhiên, có thể hiểu: Ranh giới khu vực đất trồng lúa là đường ranh giới ngoài cùng của một hay nhiều thửa đất trồng lúa liền kề tạo thành một đường khép kín, trong đó gồm cả diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất trên bản đồ địa chính, theo đó ranh giới khu vực đất trồng lúa được xác định như sau:
(1) Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo đường phân chia phần đất giữa người sử dụng đất, người quản lý đất với nhau và được xác định theo quy định về ranh giới giữa các bất động sản của pháp luật dân sự;
(2) Ranh giới thửa đất được xác định theo đường bao khép kín phần đất có cùng loại đất hoặc phần đất có đất ở gắn liền với loại đất khác của một người sử dụng đất hoặc của nhiều người có chung quyền sử dụng đất (đồng sử dụng) hoặc của một người quản lý đất.
(3) Trường hợp khu vực đất nông nghiệp có đường phân chia loại đất và người sử dụng đất, người quản lý đất là bờ đất hoặc rãnh nước có độ rộng dưới 0,5 m trên thực địa nhưng không phải là bờ đất, rãnh nước dùng chung cho cả khu vực thì ranh giới thửa đất là đường tâm của bờ đất, rãnh nước đó;
(4) Trường hợp đất là đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất thì ranh giới thửa đất xác định theo ranh giới chiếm đất, được giới hạn trong phạm vi một tờ bản đồ, tùy theo điều kiện cụ thể của khu đo mà xác định bằng đường ranh giới khu đo hoặc bằng đường địa giới đơn vị hành chính hoặc bằng khung trong của tờ bản đồ hoặc theo yêu cầu công tác quản lý đất đai.
- Trường hợp đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là các đối tượng dạng vùng cùng kiểu (cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc cùng kiểu đối tượng thủy văn hoặc cùng kiểu đối tượng khác) giao cắt cùng mức thì biên tập thửa đất theo ranh giới chiếm đất chung theo ranh giới chiếm đất ngoài cùng;
- Trường hợp các đối tượng dạng vùng không cùng kiểu (không cùng kiểu đối tượng giao thông hoặc không cùng kiểu đối tượng thủy văn) hoặc cùng kiểu nhưng giao cắt không cùng mức thì biên tập thửa đất tại phần giao nhau của hình chiếu thẳng đứng của các đối tượng đó trên mặt đất theo đối tượng được giao quản lý đất.
(5) Trường hợp đất do các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 181 Luật Đất đai 2024 thì ranh giới sử dụng đất được lập đến từng khu đất.
Hình ảnh ranh giới đất đai
Theo điểm b Khoản 2 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, đơn vị đo đạc, người sử dụng đất, người quản lý đất, người sử dụng đất liền kề, người quản lý đất liền kề và công chức làm công tác địa chính ở xã, phường, thị trấn hoặc cấp trưởng hoặc cấp phó của thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự hoặc người am hiểu địa bàn được Ủy ban nhân dân cấp xã giới thiệu (sau đây gọi là người dẫn đạc) cùng tham gia xác định, ghi nhận ranh giới thửa đất trên thực địa và tranh chấp về ranh giới (nếu có).
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trước khi ký xác nhận bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính.
Theo điểm c Khoản 3 Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, Trách nhiệm công khai kết quả xác định ranh giới khu vực đất trồng lúa như sau:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề xác định ranh giới khu vực đất trồng lúa. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn