Trong giao dịch thương mại, hối phiếu đòi nợ được xem là một công cụ quan trọng giúp đơn giản hóa việc thanh toán và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên, để tăng cường sự tin cậy và giảm thiểu rủi ro, bảo lãnh hối phiếu đòi nợ đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để tìm hiểu thêm về bảo lãnh hối phiếu đòi nợ nhé.
Điều 24 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định: “Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ”.
Như vậy, bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là một hình thức cam kết tài chính mà theo đó, người bảo lãnh đảm nhận trách nhiệm thanh toán thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo hối phiếu đòi nợ khi đến hạn theo quy định trên.
Theo khoản 1 Điều 25 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 về hình thức bảo lãnh: “Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ”.
Như vậy, hình thức bảo lãnh hối phiếu đòi nợ bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được quy định tại Điều 26 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 bao gồm:
Theo khoản 1 Điều 26 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005: “Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán”.
Như vậy, nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh hối phiếu đòi nợ chỉ phát sinh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán.
Khoản 2 Điều 26 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định: “Người bảo lãnh chỉ có quyền huỷ bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 16 của Luật này”.
Như vậy, trường hợp hối phiếu đòi nợ không có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 16 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 thì người bảo lãnh được quyền hủy bỏ việc bảo lãnh.
Khoản 1 Điều 26 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định: “Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán”.
Theo đó, người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đòi nợ đúng số tiền đã cam kết bảo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn thanh toán.
Theo khoản 3 Điều 26 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, người bảo lãnh hối phiếu đòi nợ có quyền: “Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán”.
Như vậy, sau khi bảo lãnh hối phiếu đòi nợ, người bảo lãnh được quyền tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan.
Trên đây là bài viết của NPLaw về bảo lãnh hối phiếu đòi nợ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn