Trong hoạt động kinh doanh, việc hợp tác, liên kết giữa các cá nhân hoặc tổ chức thông qua góp vốn đã trở thành một giải pháp phổ biến nhằm tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là tài liệu không thể thiếu, đóng vai trò nền tảng trong quá trình hợp tác. Vậy biên bản này có vai trò như thế nào và cần lưu ý gì khi ký kết?
Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là một tài liệu pháp lý quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh. Nó không chỉ ghi nhận cam kết giữa các bên về việc góp vốn mà còn đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong việc phân chia lợi ích và xử lý rủi ro. Đây là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong suốt quá trình hợp tác. Ngoài ra, biên bản này còn là công cụ để xác định giá trị tài sản được góp, tỷ lệ lợi nhuận hoặc lỗ phải chia và trách nhiệm của từng bên khi xảy ra rủi ro. Do đó, việc lập biên bản thỏa thuận cần được thực hiện kỹ lưỡng, tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo sự đồng thuận giữa các bên.
II. Quy định pháp luật về biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh
Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập”.
Theo đó có thể hiểu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là văn bản ghi nhận cam kết giữa các bên về việc góp vốn, phân chia lợi nhuận, và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh chung. Biên bản không chỉ là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp mà còn đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong mối quan hệ hợp tác, từ đó tạo sự tin tưởng giữa các bên và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.
Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định pháp luật để tránh các rủi ro hoặc tranh chấp phát sinh. Một số lưu ý khi lập biên bản như:
Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật yêu cầu hoặc các bên có mong muốn thì biên bản có thể được công chứng hoặc chứng thực.
Hiện nay không có quy định bắt buộc về nội dung của biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh. Trên thực tế, biên bản này thường bao gồm những nội dung, điều khoản như sau:
Trong đó, nội dung thỏa thuận về tỷ lệ góp vốn và phương thức phân chia lợi nhuận được xem là quan trọng nhất. Đây cũng là yếu tố cốt lõi quyết định quyền lợi kinh tế của các bên, đồng thời thường là nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp nếu không được quy định rõ ràng.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020:
“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”
Theo đó, định giá tài sản là quy định bắt buộc đối với tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Khi lập biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh, các bên cần xác định giá trị tài sản dựa trên kết quả định giá và ghi nhận vào biên bản để đảm bảo tính minh bạch và công bằng giữa các bên.
Khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”.
Như vậy, khi góp vốn kinh doanh, các bên có thể thực hiện góp vốn bằng các tài sản theo quy định trên và lập biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh.
Điểm l khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020 quy định nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế là một trong những nội dung của Điều lệ công ty. Theo đó, tỷ lệ phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh được thực hiện theo Điều lệ công và quy định pháp luật có liên quan đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
Tuy nhiên, các bên cần lưu ý, “công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận” (Điều 69 Luật doanh nghiệp 2020).
Tóm lại, khi lập biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh, tỷ lệ phân chia lợi nhuận được thỏa thuận dựa trên Điều lệ công ty và quy định pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn