Cầm cố chứng khoán là một giải pháp giúp nhà đầu tư tận dụng tài sản để vay vốn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Hoạt động này chịu sự quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi các bên. Bài viết dưới đây sẽ phân tích quy định pháp luật và giải đáp những vấn đề thường gặp về cầm cố chứng khoán của khách hàng.
Trong bối cảnh thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn vốn linh hoạt ngày càng gia tăng. Cầm cố chứng khoán trở thành một giải pháp phổ biến, giúp nhà đầu tư sử dụng danh mục tài sản của mình để tiếp cận nguồn vốn phục vụ mục đích đầu tư hoặc tiêu dùng. Tuy nhiên, việc cầm cố chứng khoán phải tuân thủ quy định pháp luật nhằm hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.
Theo đó, có thể hiểu cầm cố chứng khoán của khách hàng là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó khách hàng sử dụng chứng khoán mà mình sở hữu để thế chấp cho một khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác. Việc cầm cố thường được thực hiện giữa khách hàng với tổ chức tín dụng hoặc công ty chứng khoán.
Một số nội dung cơ bản của hợp đồng cầm cố chứng khoán của khách hàng như sau:
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác tùy theo từng trường hợp cụ thể để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.
Điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
c) Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2, các điểm a, b, d, g khoản 3 và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.”
Theo đó, công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì không bị phạt đình chỉ hoạt động. Mặc dù hành vi vi phạm này không bị đình chỉ hoạt động nhưng có thể bị xử phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 06 tháng đến 12 tháng theo quy định trên.
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020 như sau:
“a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; ... thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm”.
Như vậy, thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố là 02 năm.
Khoản 2 Điều 47 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 37 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
“2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;”
Đối với công ty chứng khoán có hành vi sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì có thể bị xử phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng theo điểm c khoản 6 Điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quyền xử phạt hành chính công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố.
Để cung cấp dịch vụ cầm cố chứng khoán của khách hàng, tổ chức tài chính hoặc công ty chứng khoán phải có Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán 2019. Ngoài ra, nếu tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động này thì cần có giấy phép hoạt động tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Do cầm cố chứng khoán là hoạt động tài chính phức tạp và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật, việc không tuân thủ quy định có thể dẫn đến bị xử phạt. Vì vậy, trước khi cung cấp dịch vụ này, doanh nghiệp nên tham vấn luật sư để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trên đây là bài viết của NPLaw về cầm cố chứng khoán của khách hàng hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn