Trong bối cảnh ngày càng tăng cao nhu cầu về bảo vệ môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải đang trở thành một giải pháp quan trọng và hiệu quả tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, NPLaw gửi đến bạn đọc một số quy định về cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT quy định: “Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải là sản phẩm có nguồn gốc sinh học được dùng để xử lý chất thải gồm: vi sinh vật, enzym và các chất chiết suất từ động vật, thực vật và vi sinh vật, không bao gồm các sinh vật biến đổi gen”.
Có thể hiểu Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chứng nhận rằng một chế phẩm sinh học đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả để sử dụng trong việc xử lý chất thải.
Căn cứ Điều 19, 20 Nghị định 60/2016/NĐ-CP, để được cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải cần đảm bảo các yếu tố sau:
Điều 19 Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học gồm có:
Người nộp hồ sơ cần chuẩn bị các hồ sơ nêu trên để đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
Bước 1: Nộp 07 bộ hồ sơ (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Tổng cục Môi trường.
Bước 2: Tổng cục Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Thông báo chương trình giám sát, kiểm tra theo các nội dung của kế hoạch khảo nghiệm chi tiết của tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học đối với các chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm.
Bước 4: Tổng cục Môi trường thành lập, tổ chức họp Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
Bước 5: Thông báo kết quả
Căn cứ Điều 20 Nghị định 60/2016/NĐ-CP: “Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 17 Nghị định này lập 07 bộ hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định tại Điều 19 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá, cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học”.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam là Tổng cục Môi trường.
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT: “Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học có hiệu lực không quá 60 (sáu mươi) tháng, kể từ ngày cấp”.
Như vậy, Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải có hiệu lực không quá 60 tháng kể từ ngày cấp.
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học bao gồm:
Như vậy, Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải sẽ bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn