Quy định về cấp giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải là công cụ quan trọng đảm bảo hoạt động xử lý chất thải diễn ra đúng quy định và hiệu quả. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu quy định về cấp giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải nhé.

Khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định: “Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải”

Hiện nay văn bản bao gồm các thông tin về xử lý chất thải là Giấy phép môi trường. Theo khoản 2 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường 2020, Giấy phép môi trường bao gồm nội dung về nước thải, khí thải, chất thải nguy hại và tiếng ồn...

Giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải là gì?

Theo khoản 1 Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020, căn cứ cấp giấy phép môi trường gồm:

-Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;

-Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);

-Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;

-Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

-Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

-Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.

Theo khoản 1 Điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2020, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gồm có:

-Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

-Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

-Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

-Chủ dự án cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nêu trên để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép môi trường theo quy định.

Bước 1: chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hồ sơ, tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định.

Bước 3: cấp giấy phép môi trường

Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

Thủ tục cấp giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải

III.Giải đáp những câu hỏi liên quan đến cấp giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải

Theo Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường gồm:

-Bộ Tài nguyên và Môi trường

-Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp

-Ủy ban nhân dân cấp huyện

Như vậy, hiện nay có 4 cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường tương ứng với mỗi trường hợp dự án đầu tư.

Căn cứ khoản 4 Điều 40 Luật bảo vệ môi trường 2020, thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

-07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

-10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

-Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

Như vậy thời hạn của giấy phép môi trường là 07 năm hoặc 10 năm theo quy định trên hoặc ngắn hơn theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Quy định hiện nay không cho phép chủ dự án đầu tư, cơ sở được gia hạn giấy phép môi trường. Tuy nhiên, trong trường hợp giấy phép môi trường hết hạn, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020.

Tuân thủ các quy định về giấy cung cấp thông tin sản phẩm xử lý chất thải không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cam kết của doanh nghiệp đối với cộng đồng và sự phát triển môi trường bền vững. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan