Với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và việc tiếp cận dễ dàng đến các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cấp thiết. Theo đó, nhu cầu xin giấy phép an toàn thực phẩm cũng đang trở nên ngày càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để tìm hiểu về giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất thịt.
Theo quy định hiện nay, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, từ những nhà máy lớn đến các cửa hàng bán lẻ địa phương, đều phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Giấy phép an toàn thực phẩm là một căn cứ qua trọng để xác nhận cơ sở sản xuất đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật. Việc xin giấy phép an toàn thực phẩm không chỉ là một bước cần thiết để hoạt động hợp pháp, mà còn là cam kết của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm
Giấy phép an toàn thực phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi cơ sở này đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
Do vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Theo khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
-Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
-Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, cơ sở sản xuất thịt cần đáp ứng các điều kiện nêu trên để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Hồ sơ gồm có:
-Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
-Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
-Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
*Trình tự, thủ tục:
-Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
Do đó, nếu trang trại chăn nuôi heo không kèm theo hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm (thịt heo) thì không cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
Trường hợp xưởng đóng gói thịt heo khô không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo quy định hiện nay, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm và không được gia hạn. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể xin cấp lại theo khoản 2 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010: “Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh”.
Do đó, trước khi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn thì cơ sở phải thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất thịt. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn