Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Vậy quy định về chia di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng như thế nào? NPLaw sẽ giải đáp một số câu hỏi về di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng trong bài viết dưới đây.
Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng và phần tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung. Hiện nay, các vấn đề về phân chia di sản thừa kế của người vợ hoặc người chồng chết trong khối tài sản chung của vợ chồng như thế nào là điều nhiều người quan tâm. Việc hiểu rõ và áp dụng quy định pháp luật về di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng là điều cần thiết, giúp tránh xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình.
Theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.
Theo Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng được hiểu là phần tài sản của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung vợ chồng, sau khi người này chết thì phần tài sản đó trở thành di sản thừa kế.
Việc thừa kế di sản là phần tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo quy định pháp luật về dân sự.
Trường hợp chia thừa kế theo di chúc: Vợ hoặc chồng chết có để lại di chúc hợp pháp, nội dung di chúc phân chia phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng cho từng người thừa kế. Khi đó, người thừa kế được chỉ định trong di chúc được quyền thừa kế phần tài sản này.
Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật: Vợ hoặc chồng chết không để lại di chúc hoặc thuộc các trường hợp khác quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, việc thừa kế được thực hiện theo quy định pháp luật. Theo đó, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.
Thời hiệu thừa kế theo Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Như vậy, thời hiệu thừa kế di sản là tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo Điều 661 Bộ luật dân sự năm 2015, các trường hợp hạn chế phân chia di sản gồm:
Như vậy, di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được phân chia trong một thời hạn nhất định.
Theo Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp một bên chết thì tài sản chung của vợ chồng được giải quyết như sau:
Như vậy, di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên chết được giải quyết theo quy định nêu trên.
Theo khoản 1 Điều 57 Luật công chứng năm 2014:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác”.
Như vậy, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác khi thuộc trường hợp nêu trên.
Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như sau:
Kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người thừa kế ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thu phí và trả lại bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cho người thừa kế.
Trong tình huống trên, nếu người em gái không thuộc chủ thể không được quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền thừa kế thì có thể được hưởng di sản khi:
Ngoài ra, nếu người em gái thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 nhưng người để lại di sản đã biết hành vi của người em gái nhưng vẫn cho người em gái hưởng di sản theo di chúc, thì người em gái vẫn được quyền hưởng di sản.
Theo khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Pháp luật hiện nay không phân biệt các quyền và nghĩa vụ giữa con chung, con riêng đối với cha mẹ. Do đó, các quyền về thừa kế di sản giữa con chung và con riêng là giống nhau.
Như vậy, con riêng được thừa kế tài sản từ tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp được chỉ định thừa kế theo di chúc hoặc được chia thừa kế theo pháp luật.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về di sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn