Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hiện nay

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần tuân thủ một số quy định của pháp luật. Trong bài viết này, NPLaw phân tích một số nội dung liên quan đến vấn đề này.

Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự phát triển phù hợp của pháp luật hôn nhân và gia đình với thực tiễn xã hội. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng mong muốn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân để xác định rõ quyền, nghĩa vụ các bên, để đầu tư kinh doanh, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó cũng có trường hợp vợ chồng muốn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân do có mâu thuẫn trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung hoặc một số nguyên nhân khác. 

Khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án tiến hành chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.

Theo khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Vợ chồng có quyền thỏa thuận giải quyết để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 38. 

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

III. Quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình. Vợ chồng có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc thỏa thuận này phải không thuộc các trường hợp vô hiệu theo Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình.

Pháp luật hôn nhân và gia đình đề cao ý chí tự thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được áp dụng theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận;
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố theo quy định pháp luật.
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

Theo Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
  1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
  2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
  3. Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
  4. Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
  5. Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
  6. Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân gây ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình hoặc nhắm trốn tránh nghĩa vụ theo quy định nêu trên thì bị vô hiệu.

Thời điểm nào thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực?2. Thời điểm nào thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực?

Theo Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

  • Trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
  • Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
  • Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

 

Theo khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng. Văn bản thỏa thuận này được công chứng nếu có yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định pháp luật.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến hôn nhân và gia đình, chia tài sản chung của vợ chồng; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc.

Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp