Quy định về chuyển giao tài liệu về công nghệ năm 2024

 

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về việc thực hiện chuyển giao công nghệ, đặc biệt là hoạt động chuyển giao tài liệu về công nghệ.

Vậy thực trạng chuyển giao tài liệu về công nghệ như thế nào? Quy định pháp luật về chuyển giao tài liệu về công nghệ hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì thường gặp liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ?

thực trạng chuyển giao tài liệu về công nghệ

Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

I. Thực trạng liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ

Thực tế thực trạng hoạt động chuyển giao tài liệu về công nghệ hiện nay tồn tại nhiều trường hợp như sau:

-Nhiều trường hợp có hoạt động chuyển giao tài liệu về công nghệ nhưng các bên tham gia giao dịch không đảm bảo giao kết bằng hợp đồng có nội dung thỏa thuận theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, không thực hiện đăng ký chuyển giao công nghệ, xin cấp giấy phép chuyển giao công nghệ theo quy định pháp luật trong trường hợp phải thực hiện do đa phần các bên tham gia giao dịch không nắm rõ quy định pháp luật để thực hiện đầy đủ;

-Do cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và hoạt động chuyển giao tài liệu về công nghệ nói riêng; Đầu tư phát triển chuyển giao tài liệu về công nghệ còn hạn hẹp; Chuyển giao công nghệ trong điều kiện đổi mới công nghệ còn lẻ tẻ, thiếu quy hoạch và chiến lược; Năng lực tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu; Trình độ thẩm định công nghệ còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng nâng giá công nghệ quá mức, gây thiệt hại trước mắt và lâu dài cho phía Việt Nam.

-Phạm vi điều chỉnh của chuyển giao công nghệ rất rộng do đó dễ dẫn tới việc xảy ra tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn xuất phát từ vi phạm của bên nhận chuyển giao. Do tài sản và công nghệ được chuyển giao tại thời điểm thị trường cần nên khi thị trường thay đổi, bên nhận chuyển giao viện lý do công nghệ đã trở nên “lạc hậu” để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp có thể do bên nhận chuyển giao đã vi phạm những nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng hoặc bảo mật công nghệ được chuyển giao, thậm chí là chuyển giao trái phép công nghệ được nhận chuyển giao cho bên thứ ba mà không được bên chuyển giao đồng ý, hoặc bên chuyển giao có những sự vi phạm về việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, dẫn đến việc trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bên chuyển giao. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ trong nhiều trường hợp, tranh chấp xuất phát từ chính hành vi vi phạm của bên chuyển giao do không chuyển giao đầy đủ đảm bảo bên nhận chuyển giao có thể áp dụng, sử dụng công nghệ được chuyển giao đạt hiệu quả. 

-Đặc biệt hơn, các bên khi giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ không thận trọng và kỹ lưỡng trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như việc soạn thảo và rà soát các nội dung của hợp đồng, dẫn đến việc ký kết hợp đồng với những điều khoản chưa đầy đủ, rõ ràng dẫn đến khi triển khai trên thực tế thường phát sinh tranh chấp.

 Các quy định liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ

II. Các quy định liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ

Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ như sau:

1. Thế nào là chuyển giao tài liệu về công nghệ?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định giải thích cụ thể thế nào là chuyển giao tài liệu về công nghệ. Trên cơ sở các quy định có liên quan tại Luật Chuyển giao công nghệ 2017, có thể hiểu, chuyển giao tài liệu về công nghệ là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng tài liệu về giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ .

2. Khi nào được phép chuyển giao tài liệu về công nghệ?

Được phép chuyển giao tài liệu về công nghệ khi đáp ứng điều kiện sau:

- Người chuyển giao là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu/quyền sử dụng tài liệu về công nghệ được chuyển giao. Trường hợp Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

- Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì công nghệ đưa vào góp vốn phải được thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Điều 10 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

- Tài liệu về công nghệ không thuộc công nghệ cấm chuyển giao theo quy định Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

(Theo Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 28 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

3. Chủ thể có quyền chuyển giao tài liệu về công nghệ

Chủ thể có quyền chuyển giao tài liệu về công nghệ bao gồm:

- Chủ sở hữu công nghệ;

- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

(Theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

4. Hình thức để chuyển giao tài liệu về công nghệ

Hình thức để chuyển giao tài liệu về công nghệ

Các hình thức để chuyển giao tài liệu về công nghệ gồm:

-Chuyển giao tài liệu về công nghệ độc lập;

-Phần chuyển giao tài liệu về công nghệ trong trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư;

+ Góp vốn bằng công nghệ;

+ Nhượng quyền thương mại;

+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

+ Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

-Chuyển giao tài liệu về công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

(Theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ

Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ bao gồm:

1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ có phải là một phương thức chuyển giao công nghệ không?

Chuyển giao tài liệu về công nghệ là một phương thức chuyển giao công nghệ (Theo khoản 1 Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

2. Lưu ý khi chuyển giao tài liệu về công nghệ?

Hiện nay, nhà nước khuyến khích chuyển giao công nghệ, nhất là từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ quan tâm đến việc thương mại hóa công nghệ mà ít quan tâm đến vấn đề pháp lý, chưa chủ động trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng, dẫn đến những rủi ro và thiệt hại không đáng có.

Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình trong hợp đồng chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao tài liệu về công nghệ nói riêng, tránh những tranh chấp không đáng có từ hợp đồng này, các bên cần lưu ý những vấn đề sau:

Lưu ý khi chuyển giao tài liệu về công nghệ?

-Thứ nhất, trước khi giao kết, chuẩn bị ký kết các hợp đồng liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ, doanh nghiệp Việt cần lưu ý về chủ thể như chủ thể có phải chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng được chủ sở hữu của tài liệu về công nghệ đó cho phép chuyển giao không? Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể này thường được thể hiện tại văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc tài liệu nội bộ thể hiện quá trình xây dựng, lưu trữ, bảo mật, sử dụng tài liệu về công nghệ của bên chuyển giao.  

-Thứ hai, doanh nghiệp cần xem xét kỹ nội dung, công nghệ được chuyển giao có vi phạm nội dung, công nghệ bị hạn chế hay bị cấm chuyển giao hay không, từ đó điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp và đảm bảo thực hiện xin cấp giấy phép chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.

-Thứ ba, về vấn đề bảo mật thông tin. Việc các bên thỏa thuận phí chuyển giao không hợp lý dễ dẫn tới việc bên được chuyển giao thanh lý hợp đồng, bí mật chuyển giao người thứ ba, đầu tư cho người thứ ba để người thứ ba khai thác, sử dụng công nghệ mà người chuyển giao không thể can thiệp, không chứng minh được hành vi vi phạm để buộc chấm dứt hành vi. Do đó, việc các bên thỏa thuận chặt chẽ các điều khoản liên quan đến bảo mật thông tin là vô cùng cần thiết và quan trọng.

-Thứ tư, khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài. Doanh nghiệp Việt cần chú ý, trong hợp đồng, ngôn ngữ nào sẽ được ưu tiên? Pháp luật điều chỉnh là pháp luật quốc gia nào? Khi lựa chọn pháp luật nước ngoài, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ, đề phòng những bất lợi, rủi ro có thể phát sinh. Về cơ quan giải quyết tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp ở cơ quan tài phán nước ngoài thường gây ra và dẫn đến tổn thất, chi phí lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đôi khi còn vượt quá cả giá trị hợp đồng, nên đây cũng là một điều khoản quan trọng mà doanh nghiệp Việt nên lưu ý trước khi ký kết hợp đồng.

3. Có thể khởi kiện bên chuyển giao do chuyển giao tài liệu về công nghệ không đầy đủ theo thỏa thuận không?

Bên nhận chuyển giao tài liệu về công nghệ có thể khởi kiện bên chuyển giao do chuyển giao tài liệu về công nghệ không đầy đủ theo thỏa thuận. Vì khi bên chuyển giao không thực hiện chuyển giao tài liệu về công nghệ đầy đủ theo thỏa thuận là vi phạm nghĩa vụ tại hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài có thẩm quyền (Theo khoản 13 Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017; khoản 4 Điều 26 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; khoản 2 Điều 30 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010)

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ

Hãng luật NPLaw là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao tài liệu về công nghệ;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với đối tác chuyển giao tài liệu về công nghệ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chuyển giao tài liệu về công nghệ mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan