Trong lĩnh vực sản xuất vàng bạc trang sức, việc tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giới thiệu đến các bạn quy định pháp lý đối với cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức, giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh.
Trong lĩnh vực sản xuất vàng bạc trang sức, việc tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp, bền vững và có trách nhiệm. Các cơ sở sản xuất phải đăng ký kinh doanh, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sản phẩm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và lao động. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là yếu tố quan trọng, yêu cầu mô tả và định giá sản phẩm trung thực, cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt. Những quy định này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, phát triển bền vững.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
“1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”.
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng quy định trường hợp kinh doanh, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cần đảm bảo điều kiện: “Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Căn cứ quy định trên, cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức phải được đăng ký kinh doanh theo quy định, có đăng ký ngành nghề sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi sản xuất, buôn bán vàng.
Theo Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ gồm:
Như vậy, để kinh doanh cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức cần đáp ứng điều kiện về đăng ký kinh doanh mua, bán trang sức, mỹ nghệ theo quy định và có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết.
Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, một trong những nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng gồm: “Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”.
Như vậy, cơ sở kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý về hoạt động kinh doanh vàng như sau: “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này”.
Vậy, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý các hoạt động kinh doanh vàng hiện nay.
Hiện nay, không có quy định bắt buộc cơ sở sở sản xuất vàng bạc trang sức phải có giấy phép môi trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm trong việc: “Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ” theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có nghĩa vụ: “Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất”.
Theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật”.
Vậy, trường hợp hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định có thể bị xử phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định về cơ sở sản xuất vàng bạc trang sức hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn