Quy định về đăng ký tài sản lần đầu trên đất hiện nay

 

Đăng ký tài sản lần đầu trên đất là thủ tục giúp ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Vậy quy định về đăng ký tài sản trên đất lần đầu như thế nào? NPLaw gửi đến bạn đọc một số quy định về đăng ký tài sản trên đất lần đầu trong bài viết dưới đây.

Tình trạng người dân sử dụng đất đai, tài sản trên đất nhưng chưa đăng ký và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản còn tồn tại trong thực tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, tài sản. Đặc biệt, việc chưa đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký tài sản trên đất lần đầu sẽ gây bất lợi cho chủ sở hữu khi phát sinh tranh chấp với chủ thể khác.  

Theo khoản 15 Điều 3 Luật đất đai năm 2013: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”.

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một thủ tục hành chính nhằm kê khai, ghi nhận tình trạng pháp lý, quyền quản lý đất vào hồ sơ địa chính. Việc đăng ký này gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.

Khi nào phải đăng ký tài sản lần đầu trên đất?

Theo khoản 3 Điều 95 Luật đất đai 2013, việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khắc gắn liền với đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

“a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký”.

Như vậy, đăng ký tài sản trên đất lần đầu được thực hiện trong 4 trường hợp theo quy định nêu trên.

Để đăng ký tài sản trên đất lần đầu cần đáp ứng các điều kiện gồm:

  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định;
  • Thuộc một trong các trường hợp được đăng ký lần đầu theo Luật đất đai năm 2013;
  • Không thuộc trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận;
  • Thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục theo quy định.

 

Việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp theo khoản 3 Điều 95 Luật đất đai 2013 gồm

  • Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
  • Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
  • Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
  • Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

Như vậy, có 04 trường hợp được đăng ký tài sản trên đất lần đầu.

Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu được thực hiện theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc, hiện trạng tài sản, tình trạng tranh chấp tài sản; Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp xã; trích đo bản đồ, địa chính thửa đất; kiểm tra, xác minh hồ sơ; cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất và đăng ký hồ sơ địa chính; thông báo thu nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận. Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đăng ký tài sản lần đầu trên đất

Theo khoản 2 Điều 95 Luật đất đai năm 2013: “Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau”.

Cơ quan quản lý đất đai theo quy định của pháp luật bao gồm: 

  • Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
  • Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký lần đầu đối với tài sản trên đất là tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai. Cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Theo khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: “Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày”.

Như vậy, thời gian đăng ký tài sản trên đất lần đầu là không quá 30 ngày.

Trường hợp nào không được đăng ký tài sản lần đầu trên đất?

Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:

  • Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, có 7 trường hợp không được đăng ký tài sản trên đất và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về đăng ký tài sản trên đất lần đầu. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp