Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, dịch vụ kế toán đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý tài chính của các doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính, mà còn tối ưu hóa quy trình quản lý tài chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc cái nhìn tổng quan và các quy định pháp luật về dịch vụ kế toán.
Theo khoản 13 Điều 3 Luật kế toán 2015: “Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu”.
Như vậy, dịch vụ kế toán là các dịch vụ liên quan đến làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Dịch vụ kế toán mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc quản lý tài chính và tuân thủ pháp luật. Một số lợi ích cụ thể như sau:
Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?
Theo quy định của pháp luật, để kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp cần được thành lập theo các loại hình quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật kế toán 2015 như sau:
Việc thành lập một đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định và thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Kế toán
Theo khoản 2 Điều 59 Luật kế toán 2015: “Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán”.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo Điều 60 Luật kế toán 2015 bao gồm:
+ Được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh.
+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
+ Có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Như vậy, để kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán
Theo Điều 68 Luật kế toán 2015, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau:
Như vậy, khi thuộc một trong những trường hợp trên thì hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác.
Theo điểm b khoản 1 Điều 69 Luật kế toán 2015:
“1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi vi phạm chuẩn mực kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư tư vấn đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán
Theo khoản 1 Điều 58 Luật kế toán 2015, người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hồ sơ chưa hợp lệ: yêu cầu người đăng ký hành nghề thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình hoặc cung cấp các tài liệu chứng minh. Nếu người đăng ký hành nghề không giải trình hoặc cung cấp tài liệu chứng minh thì từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
+ Hồ sơ hợp lệ: Bộ tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Theo Điều 32 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới có trách nhiệm như sau:
Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 174/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Như vậy, sau khi nộp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định dịch vụ kế toán hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn