Ngành du lịch hiện nay đang đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, góp phần mang lại nguồn thu lớn và hơn thế nữa là quảng bá được hình ảnh quê hương, đất nước mình với các bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra minh bạch, an toàn và tuân thủ pháp luật, các tổ chức kinh doanh phải đáp ứng nhiều quy định nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng có thể áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của khách du lịch và duy trì sự ổn định của ngành.
Đình chỉ hoạt động tổ chức kinh doanh du lịch là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch khi có hành vi vi phạm pháp luật, nhằm tạm thời ngăn chặn các hoạt động kinh doanh để đảm bảo an toàn, trật tự xã hội và quyền lợi của khách du lịch. Biện pháp này có thể kèm theo các hình thức xử phạt khác như phạt tiền, khắc phục hậu quả, hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, các trường hợp đình chỉ hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm:
Hình thức đình chỉ có thể kéo dài từ 01 tháng đến 03 tháng và đi kèm biện pháp xử lý khác như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm (theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Căn cứ điểm b khoản 5 và khoản 8 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, hành vi không thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân, mức phạt gấp đôi với tổ chức). Đồng thời, tổ chức này có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
Theo điểm a khoản 5 và khoản 8 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, hành vi không cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch sẽ bị:
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch 2017 thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo Điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thông báo các thay đổi liên quan đến địa chỉ hoạt động. Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch thì không bị đình chỉ hoạt động mà thay vào đó là có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 45/2019 quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải báo cáo các thay đổi về quy mô, chất lượng dịch vụ. Như vậy, hành vi không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú thì không bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề đình chỉ hoạt động tổ chức kinh doanh du lịch. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn