Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kéo theo đó là tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ lương người lao động.
Vậy thực trạng doanh nghiệp nợ lương hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về doanh nghiệp nợ lương hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến doanh nghiệp nợ lương?
Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kéo theo đó là tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ lương người lao động với thực trạng như sau:
-Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với lượng người lao động lớn nợ lương nhân viên trong thời gian dài vì nhiều lý do như: thiếu nguồn tiền để chi trả lương do hàng tồn không bán được, giám đốc doanh nghiệp là người nước ngoài bỏ về nước không quay lại trong thời gian dài, gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh,…Không chỉ nợ lương, nhiều doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH trong nhiều tháng, với số tiền nợ lên đến hàng tỷ đồng.
-Tính đến ngày 27/2/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã báo cáo có 36 doanh nghiệp nợ hơn 74 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động. Đến ngày 20/03/2023, với gần 18 tỷ đồng tiền lương mới được trả cho 486 lao động, hiện tại vẫn còn 5.493 người lao động bị nợ lương hơn 56 tỷ đồng.
- Đơn cử có thể nhắc đến hơn 200 công nhân của Công ty T.T.B Việt Nam MFG ở Bắc Giang phản ánh đang lâm vào cảnh khó khăn vì bị nợ lương, bảo hiểm xã hội. Đại diện Liên đoàn Lao động Bắc Giang cho hay đã nhận được tin Công ty may T.T.B chậm tiền lương tháng 9 và 10/2023 cũng như chưa đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân từ tháng 3/2023.
Quy định pháp luật hiện nay về doanh nghiệp nợ lương như sau:
Pháp luật hiện hành chưa có quy định giải thích cụ thể về doanh nghiệp nợ lương. Trên cơ sở các quy định pháp luật có liên quan, có thể hiểu, doanh nghiệp nợ lương là tình trạng doanh nghiệp không thực hiện trả lương hoặc trả lương không đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.
Quy định về việc trả lương hiện nay như sau:
* Về nguyên tắc trả lương:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
(Theo Điều 94 Bộ Luật lao động 2019)
* Về việc trả lương:
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
- Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
(Theo Điều 95 Bộ Luật lao động 2019)
* Về hình thức trả lương:
- Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
(Theo Điều 96 Bộ Luật lao động 2019)
* Về kỳ hạn trả lương:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
(Theo Điều 97 Bộ Luật lao động 2019)
Doanh nghiệp nợ lương bị xử lý bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính tùy theo số lượng người lao động mà doanh nghiệp nợ lương, mức phạt tiền giao động từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mức phạt trên là mức áp dụng với cá nhân vi phạm, mức phạt với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền trên. ( Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP)
Một số thắc mắc cần giải đáp thường gặp về doanh nghiệp nợ lương như sau:
Người lao động có thể thực hiện những biện pháp sau khi doanh nghiệp nợ lương:
*Biện pháp 1: Yêu cầu công ty
Người lao động có thể trực tiếp gửi yêu cầu đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết thanh toán tiền lương. Cách này ít tốn kém nhất, tuy nhiên nếu công ty đã cố tình nợ lương người lao động một thời gian dài thì việc gửi yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo giải quyết có thể khó khăn hơn.
*Biện pháp 2: Khiếu nại
- Thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP, theo đó:
+ Khiếu nại lần đầu: Gửi đến chính Doanh nghiệp nợ lương.
+ Khiếu nại lần hai: Gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
*Biện pháp 3: Khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền theo quy định pháp luật tố tụng dân sự giải quyết yêu cầu doanh nghiệp nợ lương thanh toán tiền lương đang nợ
-Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.
-Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.
-Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
*Biện pháp 4: Gửi đơn yêu cầu mở thủ tục Phá sản với doanh nghiệp nợ lương mất khả năng thanh toán theo quy định của Luật phá sản. Theo đó:
- Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. (theo Khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014)
Người lao động được yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp có dấu hiệu mất khả năng thanh toán và nợ lương nhân viên khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trả lương cho người. (Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014)
Khi doanh nghiệp nợ lương từ 15 ngày trở lên thì người lao động có quyền đòi thêm phần lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. (Theo Khoản 4 Điều 97 Bộ Luật lao động 2019)
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để giải quyết việc doanh nghiệp nợ lương với quy trình, công việc thực hiện gồm:
- Tiếp nhận thông tin khách hàng cần thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để giải quyết doanh nghiệp nợ lương;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để giải quyết việc doanh nghiệp nợ lương;
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với doanh nghiệp nợ lương.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về doanh nghiệp nợ lương NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn