Quy định về giải thể trường học mới năm 2023

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu, không ít các doanh nghiệp đã và đang gặp những khó khăn dẫn đến phải cắt giảm nhân sự hoặc giải thể doanh nghiệp. Kéo theo đó tình trạng mất việc làm gia tăng, công nhân cùng con cái phải rời bỏ thành phố về quê sinh sống vì không thể gắng trụ được tại thành phố với mức chi tiêu lạm phát tăng cao cùng với tình trạng bị mất việc làm. Việc này khiến cho số lượng học sinh tại các trường học giảm đáng kể, đặc biệt là tại các trường mầm non dẫn đến chủ đầu tư tại các trường phải giải thể trường học.

Vậy thực trạng giải thể trường học hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật hiện hành về giải thể trường học ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến giải thể trường học?

Thực trạng giải thể trường học hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Việc giải thể trường học có thể xảy ra với Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; Trường tiểu học; Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường trung học phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học); Trường trung học phổ thông chuyên; Trường phổ thông dân tộc nội trú; Trường phổ thông dân tộc bán trú; Trường trung cấp sư phạm, Trường cao đẳng sư phạm; Trường đại học. Trong đó thực trạng giải thể trường học với Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hiện nay diễn ra phổ biến nhất và có xu hướng sẽ gia tăng. Theo đó:

-Tình trạng hoạt động của các Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đã bị ảnh hưởng nặng nề từ khi bùng phát dịch Covid-19 cho đến nay do tình hình kinh tế suy thoái khiến nhiều doanh nghiệp đã và đang gặp những khó khăn dẫn đến phải cắt giảm nhân sự hoặc giải thể doanh nghiệp. Kéo theo đó tình trạng mất việc làm gia tăng, công nhân cùng con cái phải rời bỏ thành phố về quê sinh sống vì không thể gắng trụ được tại thành phố với mức chi tiêu lạm phát tăng cao cùng với tình trạng bị mất việc làm. Việc này khiến cho số lượng học sinh tại các Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ giảm đáng kể dẫn đến phải giải thể trường.

Thực trạng giải thể trường học hiện nay

- Đơn cử có thể kể đến trường hợp 4 trường mầm non tư thục do Công ty TNHH giáo dục Thiên Ân Phúc đầu tư, bà Đào Thị Tin, Giám đốc công ty có chia sẻ tình trạng hoạt động của 4 trường mầm non tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực giáo dục do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức đầu tháng 10 vừa qua như sau:

"Sau đại dịch Covid-19, các trường ngoài công lập gặp muôn vàn khó khăn, đơn bị của bà mất nhiều công sức để gầy dựng, nhưng đến thời điểm này thì hoàn toàn bế tắc"

"Trường do đơn vị của bà xây dựng, dự trù có 350 cháu. Nhưng vào thời điểm này mới tuyển sinh được hơn 100 cháu, do các công ty, xí nghiệp gặp nhiều khó khăn phải giải thể, nhiều người về quê. Số cô đông hơn số trẻ, trong khi đơn vị phải lo lương hằng tháng. Đơn vị của bà phải nợ tiền bảo hiểm cho các giáo viên mấy tháng qua. Nếu tình trạng hoạt động không có tiến triển tốt lên thì các trường mầm non mà đơn vị bà đầu tư có nguy cơ phải giải thể”

Trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích về hoạt động giải thể với Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ (Là loại hình trường học có thực trạng giải thể phổ biến nhất hiện nay).

II. Quy định pháp luật liên quan đến giải thể trường học

Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến giải thể trường học như sau:

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể giải thích thế nào là giải thể trường học. Trên cơ sở các quy định có liên quan, có thể hiểu, giải thể trường học là việc thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của trường học.

Hệ quả pháp lý của việc giải thể trường học như sau:

-Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể trường học chấm dứt sự tồn tại và hoạt động.

-Quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường được bảo đảm bằng biện pháp quy định tại Quyết định giải thể trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục giải thể trường.

-Tài sản của trường được giải quyết thanh lý theo phương án giải quyết tại Quyết định giải thể trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục giải thể trường.

(Theo Điều 9 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

Trình tự, thủ tục giải thể trường học với trường mầm non, nhà trẻ như sau:

*Trường hợp 1: Trường vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

-Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Biên bản kiểm tra;

+ Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm quy định

-Bước 2: Nộp hồ sơ:

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi Trường hoạt động nộp tờ trình đề nghị giải thể trường kèm theo các chứng cứ chứng mình đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

-Bước 3: Xử lý hồ sơ giải thể trường:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

-Bước 4: Quyết định giải thể trường

+Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể.

*Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường gửi yêu cầu giải thể trường.

Quy định pháp luật liên quan đến giải thể trường học

-Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.

-Bước 2: Nộp hồ sơ:

+ Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;

-Bước 3: Xử lý hồ sơ, Quyết định giải thể trường:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể.

(Theo Điều 9 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

Chủ thể có thẩm quyền giải thể trường học như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. (Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể đối với trường tiểu học công lập, cho phép giải thể đối với trường tiểu học tư thục. (Theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

- Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trường:

  • Với Trường trung học là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông -Theo Khoản 1 Điều 26, Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP; 
  • Trường trung học phổ thông chuyên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường chuyên công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học - Theo Khoản 2 Điều 31, Khoản 1 Điều 56, Điều 59 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP; 
  • Trường phổ thông dân tộc nội trú là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - Theo Khoản 1 Điều 68, Khoản 1 Điều 71 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP;
  • Trường phổ thông dân tộc bán trú là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện -Theo Khoản 1 Điều 73, Khoản 1 Điều 77 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

- Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm (là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục trên địa bàn), trường cao đẳng sư phạm (là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm tư thục)) thì có thẩm quyền giải thể hoặc cho phép giải thể trường. (Theo Khoản 1 Điều 79; Khoản 2 Điều 85 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 79 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP))

-Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học. (Theo Khoản 2 Điều 96 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

III. Các thắc mắc liên quan đến giải thể trường học

Các vướng mắc cần giải đáp thường gặp liên quan đến giải thể trường học như sau:

Các thắc mắc liên quan đến giải thể trường học

Những trường hợp dẫn đến giải thể trường học bao gồm:

-Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường;

- Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

-Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

-Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường;

- Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực; hoặc không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên; (riêng đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm);

- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực. (riêng đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học)

(Theo Khoản 1 Điều 9, Khoản 1 Điều 21, Khoản 1 Điều 31, Điều 59, Khoản 3 Điều 71, Khoản 3 Điều 77, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học có được phép yêu cầu giải thể trường học. (Theo Điểm d Khoản 1 Điều 9, Điểm d Khoản 1 Điều 21, Điểm d Khoản 1 Điều 31, Điều 59, Khoản 3 Điều 71, Khoản 3 Điều 77, Điểm đ Khoản 1 Điều 85, Điểm d Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP)

Khi trường giảng dạy không hiệu quả, việc phụ huynh kiện là biện pháp dân sự khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết những hành vi vi phạm của trường trong quá trình hoạt động dẫn đến thiệt hại cho học sinh, phụ huynh chứ không phải để yêu cầu Tòa giải quyết việc giải thể trường vì Toà án không có thẩm quyền giải quyết giải thể trường học.

Trường giảng dạy không hiệu quả thuộc trường hợp bị giải thể theo quy định pháp luật, phụ huynh học sinh có thể gửi đơn đề nghị kèm chứng cứ chứng minh vi phạm của trường đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết giải thể hoặc xử lý vi phạm hành chính thực hiện kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm kịp thời theo quy định pháp luật (có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu Trường có hành vi vi phạm theo Nghị định số 04/2021/NĐ-CP và xử lý giải thể trường khi thuộc trường hợp giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 9, Khoản 1 Điều 21, Khoản 1 Điều 31, Điều 59, Khoản 3 Điều 71, Khoản 3 Điều 77, Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP).

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến giải thể trường học

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến giải thể trường học với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin cần tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến liên quan giải thể trường học;

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục liên quan đến giải thể trường học;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả thực hiện thủ tục liên quan đến giải thể trường học và bàn giao kết quả cho Khách hàng.

 Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về giải thể trường học NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan