Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều trường hợp doanh nghiệp cần giảm vốn điều lệ. Vậy Giảm vốn điều lệ được hiểu như thế nào? Quy định pháp luật hiện nay về giảm vốn điều lệ ra sao? Có những vướng mắc gì thường gặp trong thực hiện giảm vốn điều lệ?
Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Pháp luật hiện hành chưa có quy định định nghĩa cụ thể về giảm vốn điều lệ. Trên cơ sở quy định giải thích về vốn điều lệ tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có thể hiểu, Giảm vốn điều lệ là thủ tục hành chính mà công ty phải thực hiện khi công ty giảm đi tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; giảm đi tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hiện nay pháp luật quy định về trường hợp thực hiện, thủ tục, thời điểm, hồ sơ thực hiện giảm vốn điều lệ như sau:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
( Theo Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)
* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được giảm vốn điều lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
- Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề như: sửa đổi bổ sung quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên trong Điều lệ công ty; Tổ chức lại, giải thể công ty hoặc các trường hợp Điều lệ quy định cụ thể;
- Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
( Theo Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020)
* Công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã bán với điều kiện là sau khi mua lại cổ phần công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
+ Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
+ Công ty mua lại cổ phần theo quyết định của công ty. Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục theo quy định, theo đó cổ đông nào đồng ý bán thì công ty sẽ mua.
-Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
( Theo Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020)
Hiện nay việc thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ được thực hiện qua 3 hình thức (Trực tiếp, trực tuyến, dịch vụ bưu chính). Thực hiện trực tuyến là hình thực phổ biến được khuyến khích áp dụng. Trong phạm vi phần này của bài viết sẽ tập trung phân tích thủ tục giảm vốn điều lệ thực hiện theo hình thức trực tuyến (sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh) như sau:
*Thứ nhất, về hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
-Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ hồ sơ gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Văn bản Công ty cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn
(Theo Khoản 1, 4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
-Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ hồ sơ gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Nghị Quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
+ Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp (trong trường hợp Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020);
+ Văn bản Công ty cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn;
+ Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. (bắt buộc với trường hợp Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên và Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020)
(Theo Khoản 1,2,4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
-Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ hồ sơ gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Văn bản Công ty cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
(Theo Khoản 1, 4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
* Thứ hai, về trình tự thủ tục gồm các bước như sau:
Bước 1: Kê khai, nộp hồ sơ:
Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Nhận giấy biên nhận
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
( Theo Điều 32, 33, 34, 35, 42, 43, 44 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
Thời điểm thực hiện giảm vốn điều lệ cụ thể như sau:
*Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ:
- Trường hợp Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ (Theo Khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Trường hợp vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp. (Theo Khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020)
*Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ:
*Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ:
- Trường hợp theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty hoặc Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại (Theo Khoản 2 Điều 30, Khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Trường hợp vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp, Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. (Theo Điểm d Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)
Hồ sơ giảm vốn điều lệ cụ thể như sau:
*Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ hồ sơ gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Văn bản Công ty cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn
(Theo Khoản 1, 4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
*Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ hồ sơ gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Nghị Quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
+ Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp (trong trường hợp Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020);
+ Văn bản Công ty cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn;
+ Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
(Theo Khoản 1,2,4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
*Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ hồ sơ gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Văn bản Công ty cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
(Theo Khoản 1, 4 Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
Trong quá trình thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ, quý độc giả thường có vướng mắc cần giải đáp cụ thể:
Theo quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp 2020, việc giảm vốn điều lệ cần thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định và những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. ( Theo Khoản 2, 3 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020)
Việc chậm thực hiện việc giảm vốn điều lệ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 44 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP và hành vi vi phạm về kê khai vốn điều lệ theo Điều 47 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu giảm vốn điều lệ (hay chính là có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại. (Theo Điểm c Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC)
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ với quy trình, công việc thực hiện gồm:
-Tiếp nhận thông tin doanh nghiệp cần giảm vốn điều lệ;
- Hướng doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục;
-Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp, sửa hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi thực hiện giảm vốn điều lệ và bàn giao kết quả cho Khách hàng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Giảm vốn điều lệ NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn