Hiện nay, việc chứng thực chữ ký điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong các giao dịch thương mại và pháp lý. Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký không chỉ đảm bảo tính hợp pháp cho các tài liệu điện tử mà còn góp phần nâng cao độ tin cậy và an toàn cho người sử dụng. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để tìm hiểu thêm các quy định về giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký hiện nay.
Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng chữ ký số để xác thực và bảo đảm tính pháp lý trong các giao dịch điện tử trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đối với các tổ chức muốn cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký, việc xin giấy phép là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo rằng dịch vụ cung cấp tuân thủ đúng quy định pháp luật. Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký không chỉ giúp tổ chức hoạt động hợp pháp, mà còn góp phần tạo niềm tin cho người sử dụng khi đảm bảo rằng dịch vụ chứng thực đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và bảo mật thông tin.
Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động chứng thực chữ ký số. Hiện nay, Giấy phép này là một trong những điều kiện để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được phép hoạt động theo Điều 11 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Thẩm tra hồ sơ và cấp phép:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và cấp phép như sau:
Theo Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng gồm:
Như vậy, để được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện nêu trên.
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: “Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp”. Đồng thời, Điều 15 Nghị định này cũng quy định: “...Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép cho doanh nghiệp...”
Như vậy, thẩm quyền cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký hiện nay là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 130/2018/NĐ-CP: “Để đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có mong muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tối thiểu 90 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do hết hạn...”
Như vậy, khi Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sắp hết hạn, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép theo quy định trên.
Theo khoản 3 Điều 107 Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử lý vi phạm về điều kiện hoạt động trong lĩnh vực giao dịch điện tử: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng, cho thuê Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng”.
Ngoài ra, hành vi chuyển nhượng trái phép Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng theo khoản 7 Điều 107 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Như vậy, tổ chức chuyển nhượng Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và ước quyền sử dụng Giấy phép này từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định trên.
Theo điểm a khoản 2 Điều 107 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục xin gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng không đúng thời gian quy định;”
Như vậy, hành vi gia hạn Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số không đúng thời gian thì tổ chức sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về thay đổi nội dung giấy phép như sau:
“1. Thay đổi nội dung giấy phép được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin sau: người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch.
...
Thời hạn của giấy phép thay đổi là thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp”.
Như vậy, thời hạn của giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được cấp lại sau khi thay đổi địa chỉ trụ sở là thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về tạm đình chỉ giấy phép, tạm dừng cấp chứng thư số:
“2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải tạm dừng cấp chứng thư số mới cho thuê bao thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng bị tạm đình chỉ theo khoản 1 Điều này;”
Như vậy, tổ chức bị tạm đình chỉ Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số thì phải tạm dừng cấp chứng thư số mới cho thuê bao theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.a
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn