Quy định về giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Vậy thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.

I. Có cần phải xin giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không?

Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 43 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về chuyển khẩu hàng hóa như sau: Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chuyển khẩu hàng hóa, trừ trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hướng dẫn về kinh doanh chuyển khẩu như sau:

  • Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
  • Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

Theo đó, thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

II. Điều kiện kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương, điều kiện để kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được quy định như sau:

  • Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
  • Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
  • Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
  • Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
  • Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
  • Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

III. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP , Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.

2. Thủ tục

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện như sau :

  • Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 19 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
  • Bước 2: Xử lý hồ sơ:
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa gồm những nội dung gì?

Hiện nay Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được quy định tại mẫu số 4 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT bao gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại của thương nhân;
  • Mã số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có);
  • Tên mặt hàng, mã HS, Số lượng;
  • Tên của công ty nước ngoài bán hàng; Số hợp đồng nhập khẩu; Tên cửa khẩu nhập hàng;
  • Tên của công ty nước ngoài mua hàng; Số hợp đồng xuất khẩu; Tên cửa khẩu xuất hàng;

IV. Giải đáp thắc mắc về giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

1. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

2. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP .
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21;
  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam; 
  • Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm.
  • Hành vi kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng ( điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP)
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không có giấy phép bao gồm:
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt.
  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm.

V. Dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh, dân sự, đầu tư mà còn nhiều lĩnh vực khác khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng muốn thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan