Quy định về giấy phép sàn thương mại điện tử mới nhất 2024

Kể từ sau thời kỳ Co-vid, nhu cầu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, dịch chuyển dần từ việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng sang mua sắm online, đặc biệt là mua sắm trên các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki,…Bắt kịp với nhu cầu thị trường, các cá nhân, tổ chức bán hàng cũng đã chú ý hơn đến việc mở ra các nền tảng tương tự để người bán, người mua giao dịch trên đó. Để có thể lập sàn thương mại điện tử, các cá nhân, tổ chức này buộc phải có các giấy phép để hoạt động. 

Vậy, thế nào là giấy phép sàn thương mại điện tử, quy định pháp luật về giấy phép sàn thương mại điện tử hiện nay thế nào? Có những vướng mắc gì liên quan đến giấy phép sàn thương mại điện tử?  

 Tìm hiểu về giấy phép sàn thương mại điện tử

Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Sàn thương mại điện tử (cách gọi đầy đủ là sàn giao dịch thương mại điện tử) phải được cấp giấy phép thì mới có thể hoạt động. Giấy phép sàn thương mại điện tử là chứng nhận pháp lý do Bộ Công thương cấp để xác nhận tổ chức, cá nhân sở hữu trang thương mại điện tử đã đăng ký, đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, sự ra đời của các mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử đang thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi những lợi ích mà nó mang lại. Sàn giao dịch thương mại điện tử không chỉ là nơi tiến hành trao đổi hàng hóa, kết nối giữa người mua và người bán mà còn là thế giới trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, đây còn là nơi đăng tải các thông tin rao vặt hữu ích, thực hiện các giao dịch trực tuyến nhanh chóng, đấu giá, đấu thầu, hợp tác thiết kế và rất nhiều các chức năng hữu ích khác. Ở Việt Nam đã có rất nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử được biết đến rộng rãi như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…  Tuy nhiên, để thiết lập nên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các cá nhân, tổ chức cần đăng ký cấp Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Pháp luật không quy định về giấy phép sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. 

Điều kiện để xin giấy phép sàn thương mại điện tử

Như vậy, có thể hiểu, giấy phép sàn thương mại điện tử là chứng nhận pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép cá nhân, tổ chức quản lý và vận hành các website thương mại điện tử, ở đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Chứng nhận này không phải là một văn bản mà đoạn mã, được thể hiện dưới nhãn “Đã đăng ký” màu đỏ, gắn dưới chân trang của website (gọi tắt là tick đỏ). 

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 10, Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP; khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
  • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa.
  • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
  • Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);

c) Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này;

d) Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;

e) Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.

(Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)

Pháp luật không quy định về thời hạn của giấy phép sàn thương mại điện tử mà chỉ quy định các trường hợp phải chấm dứt đăng ký website thương mại điện tử, bao gồm các trường hợp: 

a) Theo đề nghị của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

b) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử ngừng hoạt động hoặc chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho thương nhân, tổ chức khác;

c) Quá 30 (ba mươi) ngày mà website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không có hoạt động hoặc không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu;

d) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị hủy bỏ đăng ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Nghị định này;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Như vậy, có thể hiểu, ngoại trừ các trường hợp trên, giấy phép sàn thương mại điện tử có hiệu lực vô thời hạn

Như đã trình bày, giấy phép sàn thương mại điện tử không có thời hạn, theo đó, cũng không có quy định về việc gia hạn giấy phép. 

Điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử, trong đó bao gồm hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

Như vậy, có thể hiểu, các hoạt động kinh doanh bị cấm thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử là các hoạt động hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (được quy định trong Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành).

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Website thương mại điện tử (website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử có phải nộp thuế thay cho các cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử đó không?

Như vậy, sàn giao dịch điện tử là website thương mại điện tử, nhưng website thương mại điện tử thì chưa chắc là sàn giao dịch thương mại điện tử

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC, tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.

Trong trường hợp tổ chức là chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử không thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua Sàn trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự thì Cục Thuế phối hợp với Sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh thông qua Sàn theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế để quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

(khoản 6 Điều 18 Thông tư 40/2021/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC)

Trên đây là các thông tin chi tiết mà NPLaw cung cấp để hỗ trợ Quý Khách hàng về vấn đề giấy phép sàn thương mại điện tử. Trường hợp Quý Khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan