QUY ĐỊNH VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HIỆN NAY

Khi các chủ sở hữu tài sản nắm giữ các tài sản, họ có toàn quyền quyết định đối với tài sản của mình như bán, tặng cho, đầu tư, kinh doanh. Một trong những hình thức thường thấy của việc đầu tư tài sản là tiến hành góp vốn. Việc góp vốn tài sản vào các công ty có thể được góp bằng tiền, ngoại tệ, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất. Vậy việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có điều kiện và thủ tục ra sao? Dưới đây NPlaw sẽ đi vào tìm hiểu để người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm góp vốn là gì. Góp vốn theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2020 được hiểu là việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để góp vào và tạo thành vốn điều lệ công ty. Thông thường sẽ có góp vốn để thành lập nên công ty hoặc góp vốn thêm vào vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Cũng theo Điều 34 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì người thực hiện góp vốn cần phải chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận góp vốn.

/upload/images/doanh-nghiep/gop-von-bang-quyen-su-dung-dat-la-gi-min.png

Như vậy, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là việc người góp vốn thực hiện góp vốn bằng cách chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận góp vốn. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quy định về thủ tục góp vốn cũng khác nhau.

II. Điều kiện thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Điều kiện bên nhận nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất

Việc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng được các quy định mà luật đề ra. Theo đó tại Điều 193 Luật đất đai năm 2013 có quy định về điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

- Đối tượng nhận góp vốn cần phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước về công nhận việc nhận góp vốn bằng văn bản.

- Đối với mảnh đất nhận góp vốn phải được cơ quan nhà nước phê duyệt mục đích sử dụng đất.

- Đối với đất dùng để góp vốn là đất chuyên trồng lúa nước thì phải nộp một khoản tiền để Nhà nước theo quy định để bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất đi hoặc nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

III. Định giá vốn góp bằng quyền sử dụng đất

Để thực hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cả bên góp vốn và bên nhận góp vốn đều cần biết giá trị của tài sản góp vốn để thuận lợi trong quá trình phân chia lợi ích sau khi góp vốn.

Tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về việc định giá tài sản góp vốn như sau:

- Phải được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc các tổ chức thẩm định giá thực hiện thẩm định và thể hiện thành Đồng Việt Nam.

- Nguyên tắc định giá: tài sản được định giá theo nguyên tắc đồng thuận giữa những thành viên định giá hoặc được thực hiện bởi tổ chức thẩm định giá. Đối với trường hợp định giá thông qua tổ chức thẩm định giá thì giá trị của tài sản góp vốn phải được trên 50% tổng số thành viên, cổ đông sáng lập công ty chấp thuận.

Nếu tài sản góp vốn sau khi định giá có giá trị cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn thì: các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập chịu trách nhiệm liên đới góp thêm giá trị chênh lệch đồng thời chịu trách nhiệm liên đới nếu xảy ra thiệt hại do cố ý định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế.

Như vậy, việc định giá tài sản được tiến hành trước khi làm thủ tục góp vốn, do các thành viên, cổ đông sáng lập công ty hoặc tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá.

IV. Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định như sau:

- Bước 1: Định giá tài sản góp vốn (thực hiện như mục III nêu trên).

- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Bên nhận góp vốn và bên góp vốn lập hợp đồng góp vốn tại văn phòng công chứng. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký vốn góp bằng quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký biến động đất (Theo mẫu 09/ĐK Thông tư 24/2014/TT-BTNMT);

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Hợp đồng góp vốn;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp, bản sao căn cước công dân của cá nhân;

+ Văn bản ủy quyền nếu thực hiện qua người được ủy quyền.

/upload/images/doanh-nghiep/gop-von-bang-quyen-su-dung-dat-min.png

- Bước 3: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Đối với các quận huyện chưa có văn phòng hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện.

- Bước 4: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ duyệt hồ sơ và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế địa phương để tiến hành xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính phải nộp.

Tiếp theo xác nhận biến động vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Bước 5: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

V. Một số thắc mắc khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Chủ thể nào không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện luật định. Đối với những chủ thể sau đây sẽ không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất:

+ Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Đất dùng để góp vốn đang có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

+ Đất hết thời hạn sử dụng.

Như vậy, đối với những trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất muốn góp vốn nhưng không đủ giấy tờ hoặc đất đang trong tranh chấp, đất hết thời hạn sử dụng sẽ không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

2. Thay đổi loại tài sản góp vốn vào công ty có được không?

Tại Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về vấn đề góp vốn. Theo đó thì thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng tài sản đã cam kết. Trường hợp nếu thành viên muốn góp vốn bằng tài sản khác so với tài sản đã cam kết thì phải được sự tán thành của trên 50% tổng số thành viên còn lại.

VI. Dịch vụ tư vấn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú - NPlaw cung cấp dịch vụ tư vấn về góp vốn bằng quyền sử dụng đất với sự đồng hành của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp:

- Tư vấn và soạn thảo hợp đồng góp vốn cho các bên;

- Chuẩn bị hồ sơ cho khách hàng;

- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ;

- Theo dõi quá trình nộp hồ sơ và nhận lại giấy chứng nhận.

Như vậy, người có quyền sử dụng đất có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với tài sản góp vốn. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn về các vấn đề liên quan đến góp vốn bằng quyền sử dụng đất hãy liên hệ đến NPlaw chúng tôi để được tư vấn.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan