Hoạt động gia công may mặc là một phần quan trọng trong lĩnh vực thương mại, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ phân tích thực trạng, quy định và những thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng gia công may mặc hiện nay.
Tại Việt Nam, ngành gia công may mặc hiện nay không chỉ đóng góp đáng kể vào GDP mà còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Hợp đồng gia công may mặc đã trở thành một hình thức hợp tác kinh doanh phổ biến, đặc biệt trong quá trình mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Các điều khoản trong hợp đồng không chỉ điều chỉnh về số lượng, chất lượng sản phẩm, mà còn quy định thời gian giao hàng, giá trị hợp đồng, cũng như trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia công may mặc đòi hỏi các bên tham gia phải nắm vững các quy định pháp luật liên quan để tránh rủi ro và hạn chế tranh chấp.
Theo Điều 542 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công”.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng gia công may mặc là thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công. Theo đó, bên nhận gia công sẽ thực hiện các công đoạn sản xuất, chế tạo sản phẩm may mặc theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công có trách nhiệm nhận sản phẩm hoàn chỉnh và thanh toán tiền công theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi giao kết hợp đồng gia công may mặc, các bên cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả thực hiện hợp đồng như sau:
+ Sản phẩm gia công: mẫu mã, số lượng, kích thước, màu sắc, chất liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm may mặc; trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu.
+ Thời hạn hoàn thành và giao hàng.
+ Giá trị hợp đồng và thanh toán.
+ Quy trình kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.
+ Bảo mật đối với các thiết kế, sản phẩm độc quyền...
Những lưu ý trên giúp các bên tham gia hợp đồng gia công may mặc tránh được rủi ro pháp lý và đảm bảo quyền lợi khi thực hiện hợp đồng.
Hiện nay, không có quy định bắt buộc về nội dung của hợp đồng gia công may mặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số nội dung cơ bản của hợp đồng gia công may mặc hiện nay như sau:
Như vậy, các bên được quyền tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng theo quy định pháp luật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, nội dung hợp đồng gia công may mặc có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu của các bên.
Theo Điều 181 và 182 Luật thương mại 2005, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công may mặc như sau:
Bên đặt gia công:
Bên nhận gia công:
Theo khoản 1 Điều 551 Bộ luật dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công: “Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý”.
Như vậy, các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công may mặc theo quy định trên.
Theo quy định hiện nay, các bên được tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng và không bắt buộc phải quy định về giá. Theo khoản 2 Điều 552 Bộ luật dân sự 2015 về trả tiền công trong hợp đồng gia công: “Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền”.
Do đó, không bắt buộc phải ghi cụ thể giá trị hợp đồng trong hợp đồng gia công may mặc.
Theo quy định hiện nay, gia công là một hoạt động thương mại và chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005. Theo Điều 301 Luật thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.
Như vậy, mức phạt đối đa theo quy định của Luật thương mại là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Các bên trong hợp đồng gia công không được thỏa thuận mức phạt vi phạm 10% giá trị hợp đồng theo quy định trên.
Hiện nay, mọi người rất dễ tìm kiếm những mẫu hợp đồng trên các trang mạng. Việc sử dụng những hợp đồng được đăng tải này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị nhỏ chưa có đủ nguồn lực để soạn thảo hợp đồng từ đầu.
Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của việc sử dụng hợp đồng tải trên mạng là thiếu tính riêng biệt, phù hợp với đối tượng sản phẩm. Mỗi giao dịch gia công may mặc có đặc thù riêng, từ yêu cầu về sản phẩm, thời gian giao hàng đến điều kiện thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng tải từ trên mạng thường không thể đáp ứng đầy đủ các yếu tố này, dẫn đến việc dễ bỏ sót các điều khoản quan trọng hoặc không được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều hợp đồng mẫu có thể không chưa được cập nhật theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Vì vậy, mặc dù việc tải hợp đồng từ mạng mang lại sự tiện lợi, nhưng để đảm bảo hợp đồng chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi và tuân thủ quy định pháp luật, các doanh nghiệp nên cân nhắc việc soạn thảo hợp đồng riêng hoặc nhờ sự tư vấn của luật sư. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng gia công may mặc hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn