Trong những năm gần đây, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã trở thành một công cụ pháp lý quan trọng trong các hoạt động đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng phát triển sôi động. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để cùng tìm hiểu thêm các quy định về hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hiện nay nhé.
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng pháp lý phổ biến trong các dự án đầu tư, cho phép các bên tận dụng quyền sử dụng đất để làm tài sản góp vốn vào doanh nghiệp hoặc dự án. Hợp đồng này đóng vai trò quan trọng trong việc tận dụng tài nguyên đất và mở rộng khả năng đầu tư, nhưng đồng thời đòi hỏi các bên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong giao dịch.
Khoản 22 Điều 3 Luật đất đai 2024 quy định: “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên về chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc góp quyền sử dụng đất để tạo thành vốn điều lệ của tổ chức kinh tế, bao gồm góp vốn để thành lập tổ chức kinh tế hoặc góp thêm vốn điều lệ của tổ chức kinh tế đã được thành lập”.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc góp vốn vào tổ chức kinh tế bằng tài sản là quyền sử dụng đất.
Để thực hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật đất đai 2024 như sau:
Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện thực hiện quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất nêu trên, người sử dụng đất có thể thực hiện ký kết hợp đồng góp vốn theo quy định.
Hiện nay không có quy định về mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, dựa trên thực tế áp dụng, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất gồm một số nội dung cơ bản như sau:
Trong các nội dung trên, thông tin tài sản góp vốn là thông tin quan trọng nhất vì nội dung này quyết định giá trị và khả năng thực hiện hợp đồng. Nếu có sai sót hoặc thiếu minh bạch trong phần này, các bên có thể đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý, tranh chấp về sở hữu, hoặc thậm chí là mất vốn góp.
Tuy nhiên, bên cạnh nội dung về thông tin tài sản góp vốn, các bên cũng cần lưu ý các nội dung liên quan khác khi soạn thảo hợp đồng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.
Điểm a khoản 1 Điều 133 Luật đất đai 2024 quy định về đăng ký biến động như sau:
“1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
a) ... góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; ...”
Như vậy, trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thực hiện góp vón bằng quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai theo quy định trên.
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: “Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ”.
Như vậy, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn thì không phải chịu lệ phí trước bạ.
Điểm a khoản 3 Điều 27 Luật đất đai 2024 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;”
Như vậy, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực trừ trường hợp tại điểm b khoản 3 Điều 27 Luật đất đai 2024.
Theo điểm b khoản 3 Điều 27 Luật đất đai 2024 về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất: “... hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Như vậy, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo yêu cầu của các bên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn