Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển giữa các quốc gia. Những hợp đồng này không chỉ tạo ra cơ hội cho việc trao đổi tri thức mà còn góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của các bên tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả và hợp pháp, việc tuân thủ quy định pháp luật và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng là điều vô cùng cần thiết.
Theo Điều 2 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc, hình thức, nội dung của văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: “Hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ là văn bản thỏa thuận quy định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên hợp tác để hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển công nghệ, cung cấp dịch vụ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”.
Như vậy, hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ là một thỏa thuận cụ thể giữa các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau nhằm triển khai các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định trên.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN: “Văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do các bên thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế (nếu có)”.
Do vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ do các bên thỏa thuận phù hợp với luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế. Thông thường, hợp đồng sẽ có hiệu lực từ thời điểm ký kết hoặc vào một thời điểm cụ thể được các bên quy định trong hợp đồng.
Hợp đồng này mang những đặc điểm đặc thù phản ánh bản chất của mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân ở nhiều quốc gia khác nhau. Một số đặc điểm cơ bản của hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ như sau:
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN, các bên tự thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế (nếu có).
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cấm việc quy định phạt vi phạm trong hợp đồng. Do vậy các bên có thể tự do thỏa thuận về các điều khoản liên quan đến việc phạt vi phạm trong hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ, và đảm bảo phù hợp quy định nêu trên.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định thời hạn đối với hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ. Thay vào đó, các bên được quyền tự do thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp các quy định pháp luật.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 80/2010/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể thỏa thuận hoặc đề nghị áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong hoạt động hợp tác, đầu tư với Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nếu pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, các bên được quyền thỏa thuận về thời hạn hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ theo pháp luật Việt Nam. Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc các tập quán quốc tế không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì các bên có thể lựa chọn theo quy định nước ngoài.
Theo Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Ngoài ra, theo quy định hiện nay, hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Do vậy, trường hợp các bên chọn áp dụng pháp luật Việt Nam đối với hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ thì hợp đồng bị điều chỉnh bởi luật pháp Việt Nam và sẽ bị vô hiệu theo quy định nêu trên. Trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế thì quy định nước ngoài sẽ điều chỉnh nội dung này nếu quy định đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 4 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN về ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác: “Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận. Văn bản hợp tác bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý như nhau”.
Như vậy, hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ phải được lập song ngữ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận theo quy định trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn