Quy định về hợp đồng hướng dẫn thực hành

Hợp đồng hướng dẫn thực hành là một phần quan trọng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là trong việc đào tạo và thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ gửi đến bạn đọc cung cấp cái nhìn tổng quan về hợp đồng này, các quy định pháp luật liên quan, cũng như giải đáp những câu hỏi thường gặp về hợp đồng hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh hiện nay.

Hợp đồng hướng dẫn thực hành là một văn bản pháp lý quan trọng trong lĩnh vực y tế, quy định mối quan hệ giữa bên hướng dẫn và bên thực hành trong quá trình đào tạo và thực hành các kỹ năng khám bệnh, chữa bệnh. Thông qua hợp đồng, người thực hành có cơ hội rèn luyện kỹ năng dưới sự giám sát của chuyên gia, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.

Để ký kết hợp đồng hư ớng dẫn thực hành, cá nhân phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, bao gồm:

  • Người thực hành phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và gửi đến cơ sở hướng dẫn thực hành nơi đăng ký thực hành.
  • Người hướng dẫn thực hành phải có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp theo quy định.
  • Nội dung hợp đồng phải rõ ràng và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, để ký kết hợp đồng hướng dẫn thực hành, các bên cần đảm bảo hồ sơ, trình tự thực hiện và đảm bảo điều kiện về người thực hành, người hướng dẫn thực hành đúng quy định.

Quy định pháp luật về hợp đồng hướng dẫn thực hành

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về tổ chức thực hành, các bên ký hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Theo đó, nội dung cơ bản của hợp đồng này gồm:

  • Thông tin các bên.
  • Thời gian, địa điểm và nội dung chuyên môn thực hành.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Điều khoản khác.

Như vậy, khi giao kết hợp đồng hướng dẫn thực hành, hợp đồng cần có các nội dung theo mẫu Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP theo quy định trên.

Theo khoản 1 Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 về thực hành khám bệnh, chữa bệnh: “Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này...”

Như vậy, những người thuộc đối tượng nêu trên bắt buộc phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh, do đó, họ cũng cần phải thực hiện ký hợp đồng hướng dẫn thực hành theo quy định.

Theo khoản 1 Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 về thực hành khám bệnh, chữa bệnh, người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa;
  • Đã được cấp giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

Như vậy, những người thuộc trường hợp nêu trên thì không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh và ký hợp hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến hợp đồng hướng dẫn thực hành

Ký hợp đồng hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh là một bước trong quy trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện nay. Việc ký hợp đồng này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp mà còn là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng trong lĩnh vực y tế. Nó giúp đảm bảo quá trình đào tạo diễn ra một cách có tổ chức, minh bạch, và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cũng như giúp bảo vệ quyền lợi cho các bên. 

Quy định về hiệu lực của hợp đồng hướng dẫn thực hành được thực hiện theo quy định chung của Bộ luật dân sự. Thông thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hợp đồng sẽ có hiệu lực sau khi các bên ký kết. Điều này cũng giống với nội dung hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh quy định theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

Theo điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không ký hợp đồng thực hành đối với người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ký hợp đồng thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, hành vi không ký hợp đồng hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp 02 lần mức phạt trên đối với tổ chức vi phạm.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng hướng dẫn thực hành hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan