QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT VÀ LẮP ĐẶT

Ngày nay, hầu hết các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm phức tạp như: máy móc hay thiết bị điện tử đều được gia công, sản xuất bởi nhiều nhà xưởng khác nhau trước khi lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Có thể thấy, những sản phẩm này không còn do độc quyền một chủ thể sản xuất, lắp đặt nữa mà trải qua nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều chủ thể khác. Mối quan hệ hợp tác giữa các chủ thể sản xuất, lắp đặt này được thể hiện thông qua hợp đồng sản xuất và lắp đặt. Vậy hợp đồng sản xuất và lắp đặt là gì? Nội quy của hợp đồng này gồm những điều khoản nào và có những lưu ý gì khi thực hiện hợp đồng này không? Hãy cùng NPLaw giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết này nhé.

Vai trò của hợp đồng sản xuất và lắp đặt

I. Vai trò của hợp đồng sản xuất và lắp đặt

Hợp đồng sản xuất và lắp đặt có nhiều vai trò như:

Vai trò của hợp đồng sản xuất và lắp đặt

Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều đó, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Hạn chế trường hợp một bên có quyền lợi bị xâm phạm.

Thứ hai, tạo sự minh bạch trong quá trình hợp tác. Có thể thấy, hợp đồng cung cấp các thông tin chi tiết về đối tượng, giá cả, thời gian thực hiện,... Điều đó tạo nên sự thuận tiện giữa các bên trong quá trình hợp tác.

Thứ ba, xác định trách nhiệm của các bên. Căn cứ vào hợp đồng, có thể xác định trách nhiệm của các bên, giúp tránh phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp không đáng có.

Thứ tư, là cơ sở pháp lý quan trọng. Hợp đồng là bằng chứng pháp lý hữu hiệu trong trường hợp xảy ra tranh chấp, giúp các bên có căn cứ để yêu cầu thi hành quyền lợi của mình.

Ngoài ra, hợp đồng sản xuất và lắp đặt còn có nhiều vai trò khác như: Thúc đẩy giao dịch, hợp tác; Điều chỉnh hành vi của các bên; Khuyến khích quá trình hợp tác, đầu tư;...

II. Quy định pháp luật về hợp đồng sản xuất và lắp đặt

1. Hợp đồng sản xuất và lắp đặt là gì

Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra khái niệm chung về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Căn cứ quy định trên, có thể suy ra hợp đồng sản xuất và lắp đặt là sự thỏa thuận giữa bên giao sản xuất, lắp đặt và bên nhận sản xuất, lắp đặt về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc sản xuất và lắp đặt sản phẩm.

2. Nội dung của hợp đồng sản xuất và  lắp đặt

Dựa theo quy định về nội dung của hợp đồng tại khoản 2, Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng sản xuất và lắp đặt có thể có một số nội dung như:

Nội dung của hợp đồng sản xuất và lắp đặt

·       Đối tượng của hợp đồng là những sản phẩm cần sản xuất, lắp đặt;

·       Quy định về số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm cần sản xuất, lắp đặt;

·       Giá, phương thức thanh toán;

·       Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện việc sản xuất, lắp đặt;

·       Quyền và nghĩa vụ giữa các bên;

·       Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

·       Phương thức giải quyết tranh chấp.

3. Thực hiện hợp đồng sản xuất và lắ p đặt cần lưu ý những gì?

Khi thực hiện hợp đồng sản xuất và lắp đặt, các bên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm. Có thể thấy, sản phẩm không được sản xuất hoàn thiện ở một nhà máy nhất định mà trải qua nhiều công đoạn sản xuất nhỏ tại các nhà máy khác nhau. Vì vậy, nếu một chi tiết nhỏ của sản phẩm không đúng chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình sản xuất toàn bộ sản phẩm. Vì vậy, cần phải đảm bảo sản xuất đúng chất lượng, quy cách sản phẩm đã đề ra.

Thứ hai, thực hiện đúng thời hạn. Đối với sản phẩm của hợp đồng sản xuất và lắp đặt. Hầu như đầu ra của sản phẩm nhỏ này là đầu vào của sản phẩm nhỏ khác và cần đầy đủ các sản phẩm nhỏ để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu một bộ phận trễ hạn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của sản phẩm.

Ngoài ra, cần lưu ý các vấn đề khác như vận chuyển sản phẩm; lưu kho, bảo quản sản phẩm được sản xuất, lắp đặt.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng sản xuất và lắp đặt

1. Hợp đồng sản xuất và lắp đặ t được thanh toán bằng tiền đô được không

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vì Vậy, trên lãnh thổ Việt Nam, hợp đồng sản xuất và lắp đặt không được thanh toán bằng tiền đô.

2. Hợp đồng sản xuất và lắp đặt do ai ký tên

Khoản 1, Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Đối với một doanh nghiệp, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó là người có thẩm quyền ký tên trong hợp đồng sản xuất và lắp đặt. Theo đó, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp đó.

3. Hợp đồng sản xuất và lắp đặt​​​​​​​ vô hiệu khi nào

Thực chất hợp đồng sản xuất và lắp đặt là một giao dịch dân sự. Vì vậy, hợp đồng này cũng phải tuân thủ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự. Điều đó có nghĩa là nếu vi phạm một trong các điều kiện này thì hợp đồng sản xuất và lắp đặt vô hiệu. Ví dụ về một số trường hợp hợp đồng sản xuất và lắp đặt vô hiệu như:

·       Chủ thể giao kết hợp đồng là người mất năng lực hành vi dân sự;

·       Một trong các bên không tự nguyện giao kết hợp đồng;

·    Nội dung của hợp đồng có một số điều khoản trái với quy định của pháp luật;...

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp  đồng sản xuất và lắp đặt

Những nội dung trên là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ Quý khách hàng về vấn đề hợp đồng sản xuất và lắp đặt. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw theo thông tin bên dưới để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.​​​​​​​


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan