Quy định về hợp đồng tặng cho nhà ở

Tặng cho nhà ở là giao dịch phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt trong các mối quan hệ gia đình hoặc thân thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo hợp đồng tặng cho nhà ở có hiệu lực pháp lý và tránh các rủi ro phát sinh, các bên cần nắm rõ quy định pháp luật cũng như các thủ tục cần thiết.

I. Thế nào là hợp đồng tặng cho nhà ở

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Theo đó, có thể hiểu hợp đồng tặng cho nhà ở là một thỏa thuận giữa bên tặng cho và bên được tặng cho, trong đó bên tặng cho cam kết chuyển quyền sở hữu nhà ở của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho nhà ở

1. Quyền và nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng tặng cho nhà ở

Bên tặng cho:

  • Về quyền:

+ Yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho theo hợp đồng.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Về nghĩa vụ:

+ Tặng cho nhà ở thuộc sở hữu của mình cho bên được tặng cho theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

Bên được tặng cho:

  • Về quyền:

+ Đồng ý nhận hoặc không đồng ý nhận tài sản tặng cho theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên được tặng cho được quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 

+ Đăng ký quyền sử hữu hợp pháp sau khi nhận tặng cho tài sản.

  • Về nghĩa vụ:

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên được tặng cho phải trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho bên tặng cho.

2. Nội dung hợp đồng tặng cho nhà ở

Hiện nay không có quy định bắt buộc về nội dung của hợp đồng tặng cho nhà ở. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho nhà ở có thể có các nội dung các bản như sau:

  • Thông tin các bên.
  • Thông tin về nhà ở được tặng cho.
  • Thời gian, địa điểm tặng cho nhà ở, chuyển giao quyền sở hữu.
  • Điều kiện tặng cho (nếu có)
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Cam kết của các bên.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp.
  • Các điều khoản chung.

Ngoài các nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận thêm những điều khoản khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cần lưu ý nội dung của hợp đồng cần rõ ràng, chi tiết và không trái với quy định pháp luật để tránh rủi ro pháp lý.

3. Có cần công chứng hợp đồng tặng cho nhà ở không

Theo khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho bất động sản: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật”.

Như vậy, hợp đồng tặng cho nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký quyền sở hữu theo quy định.

III. Một số thắc mắc về hợp đồng tặng cho nhà ở

1. Có được lập hợp đồng tặng cho nhà ở khi nhà ở đang bị thế chấp không

Theo khoản 5 điều 321 Bộ luật dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp: “Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.

Như vậy, bên thế chấp tài sản là nhà ở vẫn có quyền lập hợp đồng tặng cho tài sản cho người khác nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

2. Có cần lập vi bằng khi làm hợp đồng tặng cho nhà ở không?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Hiện nay không có quy định bắt buộc phải lập vi bằng khi ký kết hợp đồng tặng cho nhà ở. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Do vậy, nếu xét thấy cần thiết, các bên có thể lập vi bằng ghi nhận việc tặng cho nhà ở để có thêm căn cứ thực hiện giao dịch tặng cho, đồng thời làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu có tranh chấp xảy ra. 

3. Hợp đồng tặng cho nhà ở bằng giấy tay được không

Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho bất động sản quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật”.

Như vậy, các bên có thể lập hợp đồng tặng cho nhà ở bằng giấy viết tay nhưng phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký quyền sở hữu theo quy định nêu trên.

4. Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?

Theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật dân sự 2015 về đăng ký tài sản: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản”.

Đồng thời, Khoản 1 Điều 9 Luật nhà ở 2023 quy định: “Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nhà ở thuộc tài sản công”.

Do vậy, người nhận tặng cho nhà ở cần phải đăng ký quyền sở hữu để được công nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với nhà ở được nhận tặng cho. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồng tặng cho nhà ở

Trên đây là bài viết của NPLaw về hợp đồng tặng cho nhà ở hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp