Quy định về hợp đồng thầu phụ hiện nay

Hợp đồng thầu phụ là gì? Quy định hiện nay về hợp đồng thầu phụ? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giới thiệu đến bạn đọc các quy định về hợp đồng thầu phụ hiện nay, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng tại Việt Nam, hợp đồng thầu phụ đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các nhà thầu chính tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả thi công. Tuy nhiên, việc quản lý hợp đồng thầu phụ còn tồn tại nhiều vấn đề như ký kết hợp đồng không đúng quy định, không đảm bảo chất lượng công việc của nhà thầu phụ, và tranh chấp về khối lượng công việc hoặc giá trị hợp đồng. Những thực trạng này không chỉ gây khó khăn trong quá trình triển khai dự án mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro pháp lý cho các bên liên quan.

Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng thầu phụ được quy định như sau: “Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ”.

Như vậy, hợp đồng thầu phụ là hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ nhằm thực hiện công việc trong gói thầu mà nhà thầu chính đã trúng thầu.

Hợp đồng thầu phụ là gì? Quy định hiện nay về hợp đồng thầu phụ? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giới thiệu đến bạn đọc các quy định về hợp đồng thầu phụ hiện nay, mời bạn đọc cùng theo dõi.

 

Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP nêu trên, chủ thể trong hợp đồng thầu phụ bao gồm nhà thầu chính (hoặc tổng thầu) và nhà thầu phụ. Nhà thầu chính có trách nhiệm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, trong khi nhà thầu phụ thực hiện các công việc được giao theo hợp đồng.

Hiện nay không có quy định bắt buộc về nội dung của hợp đồng thầu phụ. Tuy nhiên, hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng, do đó cần có các nội dung của hợp đồng xây dựng theo khoản 1 Điều 141 Luật xây dựng 2014 như sau:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác.

Như vậy, hợp đồng thầu phụ cần có những nội dung chính nêu trên.

Hợp đồng thầu phụ là một loại hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ, nhằm xác định các công việc mà nhà thầu phụ sẽ thực hiện trong dự án. Để đảm bảo quyền lợi của các bên, hợp đồng thầu phụ cần có những nội dung sau:

  • Đảm bảo có những nội dung chính theo khoản 1 Điều 141 Luật xây dựng 2014.
  • Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với từng dự án như trách nhiệm chịu thuế, phí, bồi thường thiệt hại; bảo hành, bảo trì đối với công trình, thiết bị …

Việc quy định rõ ràng các nội dung trên trong hợp đồng thầu phụ sẽ giúp các bên xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, tránh được các tranh chấp, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

Hợp đồng thầu phụ gồm những nội dung gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 16/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng:

“1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng có một trong các hành vi sau đây:

a) Ký kết hợp đồng thầu phụ không đúng quy định đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;”

Như vậy, việc ký kết hợp đồng thầu phụ không đúng quy định đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công thì nhà thầu sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo quy định trên.

Theo điểm e khoản 1 Điều 141 Luật xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng gồm có nội dung: “Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng”.

Hợp đồng thầu phụ là một hợp đồng xây dựng, do đó cần phải ghi giá hợp đồng theo quy định nêu trên.

Hiện nay, pháp luật không cấm nhà thầu phụ không được thuê bên thứ ba thực hiện hợp đồng thầu phụ. Theo khoản 4 Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng thầu phụ: “Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan”.

Tuy nhiên, việc nhà thầu phụ thuê bên thứ ba thực hiện công việc trong hợp đồng thầu phụ cần phải được sự chấp thuận của nhà thầu chính và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng: “Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện”.

Như vậy, trong trường hợp khối lượng công việc tăng thêm nằm ngoài chuyên môn của nhà thầu chính, nhà thầu chính có thể thuê nhà thầu phụ để thực hiện công việc đó, nhưng cần phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng thầu phụ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.​​​​​​​


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan