Nội dung bài viết xoay quanh các khía cạnh pháp lý về hợp đồng thuê căn hộ chung cư. Cụ thể là quy định của pháp luật về nội dung, chế tài của hợp đồng thuê căn hộ chung cư; Giải đáp các câu hỏi liên quan đến hợp đồng thuê căn hộ chung cư và giới thiệu về dịch vụ tư vấn liên quan đến hợp đồng thuê căn hộ chung cư của NPLaw.
Trong những năm gần đây, đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Những thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước. Dân cư tập trung ở các thành phố lớn khéo theo nhu cầu nhà ở cũng ngày càng cao trong khi quỹ đất vẫn dậm chân tại chỗ. Điều đó dẫn đến việc giá mua nhà đất hay chung cư tăng đột biến. Từ đó, hình thức thuê căn hộ chung cư thông qua hợp đồng thuê căn hộ ngày càng được ưa chuộng do đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân với chi phí khá thấp. Thấy được tình hình ấy, NPLaw mong muốn gửi đến các đọc giả bài viết “Quy định về hợp đồng thuê căn hộ chung cư” . Thông qua bài viết, NPLaw muốn làm sáng tỏ một số khía cạnh pháp lý về hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư như: Hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư là gì? Các nội dung cần có trong hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư? Và giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hợp đồng cho thuê căn hộ cung cư đến quý đọc giả.
Có thể hiểu hợp đồng thuê căn hộ chung cư là hợp đồng giữa các bên nhằm mục đích thuê tài sản là căn hộ chung cư theo giá, thời hạn thuê, phương thức thanh toán và các điều khoản khác về quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận. Bản chất của hợp đồng thuê căn hộ chung cư là hợp đồng thuê tài sản nói chung.
Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”.
Căn cứ quy định trên có thể hiểu dưới góc độ pháp lý, hợp đồng thuê căn hộ chung cư là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao căn hộ chung cư cho bên thuê để sử dụng trong thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Có thể hiểu, nội dung của hợp đồng là tập hợp các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, để xác định đúng, đủ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và tránh phát sinh tranh chấp, hợp đồng cần phải có những điều khoản nhất định quy định về các vấn đề này.
Căn cứ quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở năm 2023, hợp đồng thuê căn hộ chung cư cần phải có các nội dung như:
Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là hai chế tài cơ bản của luật dân sự. Trong đó, Bồi thường thiệt hại là chế tài bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, góp phần khôi phục, bù đắp tổn thất cho họ. Còn phạt vi phạm là trách nhiệm pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của cả hai chủ thể trong hợp đồng, thúc đẩy sự thiện chí và ý thức chấp hành đúng nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng.
Khoản 3, Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
Pháp luật không hề cấm việc áp dụng đồng thời cả hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Vì vậy, tùy vào hoàn cảnh thực tế và nhu cầu của mình mà các bên có thể căn nhắc áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư.
Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Đồng thời, khoản 3, Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Có thể thấy, hiện nay pháp luật không hề có quy định về việc bắt buộc phải lập vi bằng để ghi nhận lại hiện trạng trước khi thực hiện hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư. Tuy nhiên, để tránh phát sinh tranh chấp đối với nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê, các bên cũng có thể lập vi bằng ghi nhận lại hiện trạng trước khi thực hiện hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 164 Luật Nhà ở năm 2023, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Vì vậy, hợp đồng thuê căn hộ chung cư không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 132 Luật Nhà ở năm 2023, nếu hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư không có thỏa thuận về bảo trì thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện việc bảo trì. Nếu bên cho thuê vẫn không thực hiện, thì bên thuê có quyền thực hiện việc bảo trì nhưng phải thông báo cho bên cho thuê theo quy định. Lúc này, bên cho thuê phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ Quý khách hàng về vấn đề hợp đồng cho thuê căn hộ chung cư. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw theo thông tin bên dưới để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng Luật NPLaw
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 419 996
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn