Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hợp đồng trọn gói? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về hợp đồng trọn gói theo quy định hiện hành trong bài viết dưới đây.
Để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu và ký kết các hợp đồng xây dựng phù hợp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan từ thị trường có thể dẫn đến nhiều tác động đến việc thực hiện hợp đồng, trong đó có các tác động về giá.
Để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như hạn chế phải điều chỉnh giá thường xuyên trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên thường lựa chọn việc ký kết hợp đồng trọn gói với giá cố định trong suốt thời gian thực hiện nội dung công việc trong hợp đồng.
Việc hiểu và vận dụng các quy định liên quan đến hợp đồng trọn gói là điều rất quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của mình.
Khoản 1 Điều 138 Luật xây dựng năm 2014 quy định: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”.
Dựa trên tính chất, nội dung công việc thực hiện và hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng được chia thành nhiều loại hợp đồng. Trong đó bao gồm hợp đồng trọn gói.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật đấu thầu năm 2013, có thể hiểu hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng trọn gói là một dạng hợp đồng xây dựng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Khoản 1 Điều 62 Luật đấu thầu năm 2013 về hợp đồng trọn gói như sau:
Giá trong hợp đồng trọn gói là giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Theo Điều 141 Luật xây dựng năm 2014, hợp đồng xây dựng gồm có các nội dung cơ bản như sau:
Nội dung về hợp đồng xây dựng cũng được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 02/2023/TT-BXD.
Hợp đồng có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong hợp đồng và ràng buộc pháp lý đối với mỗi bên. Hành vi không thực hiện đúng hợp đồng trọn gói có thể xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của bên có quyền.
Trong thực tế, vi phạm về việc nhà thầu thực hiện không đúng hợp đồng rất đa dạng. Nếu sự vi phạm này chưa gây thiệt hại, thì nhà thầu chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ, Mặt khác, nếu vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một số thiệt hại cho người bị vi phạm, thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm mà nhà thầu có trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại (nếu đã gây thiệt hại), và có thể là phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận.
Trong hợp đồng trọn gói, việc ký kết, thực hiện hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng và không trái luật của các bên. Do đó, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba sẽ do các bên thỏa thuận. Việc thỏa thuận này có thể do các bên thỏa thuận từ ban đầu và được ghi trong hợp đồng hoặc được thỏa thuận trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trường hợp một bên chuyển nhượng hợp đồng trọn gói cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý của bên kia thì bên kia có quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 138 Luật xây dựng năm 2014 quy định: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”.
Pháp luật hiện nay quy định hợp đồng xây dựng, bao gồm hợp đồng trọn gói phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc các bên phải thực hiện công chứng hợp đồng.
Do đó, các bên có thể công chứng hợp đồng tư vấn xây dựng nếu có thỏa thuận. Việc công chứng hợp đồng không phải điều kiện bắt buộc khi giao kết hợp đồng trọn gói.
Điều 145 Luật xây dựng năm 2014 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng như sau:
Đối với bên giao thầu:
Đối với bên nhận thầu:
Trước khi một bên chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng, chấm dứt hợp đồng; trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về hợp đồng trọn gói. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn