Hợp đồng ủy nhiệm là một trong những loại hợp đồng phổ biến trong các giao dịch dân sự và thương mại, cho phép một bên ủy quyền cho bên khác thực hiện một công việc cụ thể. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng ủy nhiệm theo quy định hiện nay, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw nhé.
Hiện nay không có quy định thế nào là hợp đồng ủy nhiệm. Trong thực tế có thể hiểu hợp đồng ủy nhiệm là một thỏa thuận trong đó một bên (bên ủy nhiệm) giao quyền và nghĩa vụ thực hiện một công việc nhất định cho bên kia (bên được ủy nhiệm). Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này thường được áp dụng trong các hoạt động kinh doanh, tài chính, hoặc quản lý.
Giống nhau: Cả hai loại hợp đồng đều liên quan đến việc giao quyền cho một bên thực hiện công việc thay cho bên kia. Cả hai đều có thể được lập bằng văn bản và cần có sự đồng thuận của các bên.
Khác nhau:
Về nội dung
Pháp luật hiện không quy định cụ thể về nội dung ủy quyền. Các bên được tự do thỏa thuận về nội dung ủy quyền nhưng cần phải đảm bảo tuân thủ và phù hợp với quy định của pháp luật.
Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đất đai, thương mại, dân sự, tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp...
Các bên xác định rõ mục đích ủy nhiệm, phương thức thực hiện ủy nhiệm, và các nội dung chi tiết liên quan. Những nội dung này phải tuân theo các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực mà việc ủy nhiệm được thực hiện.
Thường được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng, thuế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
Về hậu quả pháp lý
Ngoài các điểm giống và khác nhau trên, mỗi loại hợp đồng còn có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào lĩnh vực áp dụng và quy định cụ thể của pháp luật liên quan.
Đối tượng của hợp đồng ủy nhiệm là những công việc cụ thể mà bên ủy nhiệm mong muốn bên được ủy nhiệm thực hiện. Các công việc này thường là những nhiệm vụ kinh doanh hoặc dịch vụ, có thể bao gồm quản lý tài sản, thực hiện dự án, hoặc cung cấp dịch vụ thay mặt.
Về hình thức, hợp đồng ủy nhiệm cần được lập thành văn bản nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng giữa các bên tham gia.
Về nội dung, hợp đồng ủy nhiệm cần nêu đầy đủ, rõ ràng, bao gồm thông tin về các bên tham gia, mô tả công việc được thực hiện, thời hạn thực hiện và mức thù lao (nếu có). Ngoài ra, nội dung hợp đồng phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực mà việc ủy nhiệm được thực hiện, đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của các bên tham gia.
Các bên có quyền thỏa thuận về nội dung của hợp đồng tùy theo từng trường hợp và lĩnh vực cụ thể. Một số nội dung chính cần đảm bảo trong hợp đồng ủy quyền như:
Ngoài các nội dung chính trên, hợp đồng ủy nhiệm có thể bao gồm thêm các điều khoản khác theo thỏa thuận giữa các bên, miễn là phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015, một bên được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định sau: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền nếu các bên có thỏa thuận, hoặc bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Hợp đồng uỷ nhiệm có thể được lập tại bất kỳ địa điểm nào mà các bên thỏa thuận, nhưng thường thì nên lập tại nơi cư trú hoặc trụ sở chính của các bên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro, các bên có thể lựa chọn lập hợp đồng tại văn phòng công chứng.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng uỷ nhiệm hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn