Kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành là gì? Hồ sơ thủ tục bao gồm những gì? Cơ quan nào có đủ thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Thời hạn của Giấy chứng nhận này là bao lâu? Công ty Luật Ngọc Phú (NPLaw) với kinh nghiệm nhiều năm sẽ cung cấp cho quý độc giả dịch vụ tư vấn về kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay.
Nhiều người cho rằng thị trường kinh doanh ăn uống đã không còn hấp dẫn bởi xuất hiện thêm nhiều rủi ro như dịch bệnh, tính cạnh tranh quá cao…Hàng loạt hàng quán phải đóng cửa, rơi vào thua lỗ trong diễn biến dịch Covid phức tạp, mặc dù đã có chuẩn bị từ trước nhưng vẫn không tránh khỏi thất thoát ít nhiều. Việc quán hôm nay khai trương mai đóng cửa diễn ra như cơm bữa. Song, vẫn không ít mô hình vươn lên tăng trưởng doanh thu bất chấp khó khăn.
Kinh doanh ăn uống là một ngành tương đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Kinh doanh ăn uống bao gồm ba hoạt động: sản xuất vật chất, lưu thông và phục vụ.
Các mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam bao gồm: mã ngành 5610, 5630, 5621, 5629, 4633.
Căn cứ Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Điều 28, 29, 30 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
Tải về tại đây
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
Căn cứ Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Trước khi có Luật An toàn thực phẩm, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 không quy định thời hạn hiệu lực Giấy Chứng nhận. Khi Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đã quy định Giấy Chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 3 năm (Điều 37 Luật An toàn thực phẩm).
Do đó, đối với cơ sở được cấp Giấy Chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền của ngành y tế và UBND cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước đây có ghi thời hạn hoặc không ghi thời hạn trên Giấy Chứng nhận nhưng chưa đủ 3 năm kể từ ngày ký sẽ có hiệu lực cho đến hết thời hạn 3 năm kể từ ngày ký (Công văn số 3263/BYT-ATTP ngày 6/6/2013 của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thời hạn cấp Giấy Chứng nhận trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm).
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Theo đó, không phải trong mọi trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với các trường hợp nêu trên thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Như đã đề cập tại phần 2 của mục V, khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì vậy, không phải trong mọi trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với các trường hợp nêu trên thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền với tổ chức.
Khoản 9 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về việc nghiêm cấm người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
“Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi-rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);...”
Như vậy, bệnh lao phổi được công nhận là một loại bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B cho nên người bị bệnh lao phổi không được trực tiếp chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống.
Trên đây là bài viết “Quy định về kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay”. Nếu quý độc giả gặp vấn đề liên quan đến việc đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi tại Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw qua số hotline 0913449968 để được tư vấn về kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc trao đổi trực tiếp. Xin cảm ơn quý độc giả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn