Kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa là một lĩnh vực đầy tiềm năng trong thời đại số hóa hiện nay. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp dịch vụ lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong một không gian được quy hoạch và quản lý một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để hoạt động trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh… Đối với những ai đang quan tâm đến lĩnh vực này, có thể tham khảo thông tin qua bài viết sau:
Ngành kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa đang trải qua những thay đổi đáng kể, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu lưu trữ hàng hóa ngày càng tăng. Dịch vụ kho bãi không chỉ cung cấp không gian lưu trữ cho hàng hóa, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng, từ việc bảo quản sản phẩm đến việc phân phối chúng đến tay người tiêu dùng. Tại Việt Nam, hệ thống kho bãi đang phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp. Các kho bãi tại Việt Nam thường tập trung ở các tỉnh thành phía Nam, với khoảng 30% diện tích được quy hoạch ở miền Bắc. Sự phát triển này phản ánh nhu cầu sử dụng kho bãi tăng trưởng liên tục, đặc biệt là từ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới, như việc cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ để quản lý hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa là hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong một không gian được quy hoạch và quản lý một cách chuyên nghiệp.
Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics gồm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020): “Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)”.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Bước 1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020): “Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)”.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa thuộc nhóm ngành 5210.
Khi kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bạn sẽ phải nộp các loại thuế sau:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn