Du lịch là lĩnh vực đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước. Với xu hướng đẩy mạnh hoạt động của ngành du lịch, kinh doanh nhà nghỉ du lịch cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. NPLaw gửi đến bạn đọc bài viết phân tích một số quy định về nhà nghỉ du lịch.
Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở nên phổ biến khi đời sống người dân được cải thiện hơn, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên. Kinh doanh nhà nghỉ du lịch là một dạng kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, góp phần mang lại nguồn thu lớn cho các chủ đầu tư. Bên cạnh nguồn lợi kinh tế, lĩnh vực kinh doanh này cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. Để việc kinh doanh an toàn, đạt hiệu quả, nhà đầu tư nên tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động này.
Khoản 12 Điều 3 Luật du lịch năm 2017 quy định: “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch”. Trong đó, nhà nghỉ du lịch là một trong các loại cơ sở lưu trú theo khoản 5 Điều 48 Luật du lịch năm 2017.
Như vậy, có thể hiểu kinh doanh nhà nghỉ du lịch là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật du lịch 2017 gồm:
“1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch”.
Như vậy, nhà nghỉ du lịch là một loại cơ sở lưu trú và cần đáp ứng 3 điều kiện nêu trên để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà nghỉ du lịch bao gồm:
Theo từng loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh thì thành phần hồ sơ nêu trên sẽ có sự thay đổi tương ứng với loại hình đó theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh:
Bước 1: Nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí
Bước 2: Nhận kết quả
Theo Điều 48 Luật du lịch năm 2017, các loại cơ sở lưu trú du lịch gồm:
“1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác”.
Như vậy, kinh doanh nhà nghỉ du lịch là một loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
Theo khoản 1 Điều 49 Luật du lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch gồm:
Như vậy, đề kinh doanh nhà nghỉ du lịch, chủ đầu tư cần đảm bảo điều kiện nêu trên. Tương đương với việc phải có 03 loại giấy phép sau:
Nhà nghỉ du lịch cần đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 49 Luật du lịch năm 2017 nêu trên. Trường hợp đáp ứng các điều kiện này thì có thể sử dụng nhà đang sinh sống để kinh doanh nhà nghỉ du lịch.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc vừa sinh sống, vừa kinh doanh lưu trú, chủ sở hữu có thể đăng ký cơ sở lưu trú du lịch dưới hình thức kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw cung cấp các dịch vụ về kinh doanh nhà nghỉ du lịch như sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn