Quy định về mở thêm chi nhánh mới năm 2023

Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng hơn nhiều doanh nghiệp lựa chọn mở thêm chi nhánh hoạt động tại địa điểm khác ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp.

Vậy thực trạng hiện nay về việc mở thêm chi nhánh như thế nào? Quy định pháp luật về mở thêm chi nhánh hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì thường gặp liên quan đến mở thêm chi nhánh?

Thực trạng liên quan đến mở thêm chi nhánh hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng hơn nhiều doanh nghiệp lựa chọn mở thêm chi nhánh hoạt động tại địa điểm khác ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp. Hiện nay, việc mở thêm chi nhánh tồn tại thực trạng như sau:

- Thực tế doanh nghiệp đã mở thêm chi nhánh và có hoạt động tại địa chỉ khác ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp nhưng không đăng ký hoặc đăng ký mở chi nhánh chậm không theo thời hạn quy định của Luật doanh nghiệp. Việc này tiềm ẩn rủi ro khi cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thanh kiểm tra đột xuất phát hiện không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký sẽ xử phạt vi phạm hành chính.

- Nhiều doanh nghiệp mở thêm chi nhánh nhưng không nắm rõ về thủ tục, hồ sơ dẫn đến việc thực hiện thủ tục khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí.

- Nhiều doanh nghiệp sau khi mở thêm chi nhánh không nắm rõ cần thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, treo biển chi nhánh,… dẫn đến vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính.

II. Quy định pháp luật liê n quan đến mở thêm chi nhánh

Quy định pháp luật liên quan đến mở thêm chi nhánh như sau:

Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm cụ thể mở thêm chi nhánh là gì. Trên cơ sở các quy định có liên quan tại Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu, mở thêm chi nhánh là việc doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp (chi nhánh là đơn vị phục thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp).

*Hồ sơ mở thêm chi nhánh bao gồm:

-Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh;

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.

-Văn bản uỷ quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục;

- Bản sao căn cước công dân của người được uỷ quyền thực hiện thủ tục.

(Theo Khoản 1 Điều 12; Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

*Thủ tục mở thêm chi nhánh thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Chủ thể có quyền giải quyết hồ sơ xin mở thêm chi nhánh

-Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mở thêm chi nhánh theo quy định như trên.

-Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

-Bước 3: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

(Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

Chủ thể có quyền giải quyết hồ sơ xin mở thêm chi nhánh của doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. (Theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

Các thắc mắc thường gặp cần giải đáp liên quan đến mở thêm chi nhánh như sau:

Các thắc mắc liên quan đến mở thêm chi nhánh

Đứng tên hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh hay thành lập doanh nghiệp tư nhân. (Theo Khoản 3 Điều 80, Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

Hộ kinh doanh muốn phát triển hoạt động kinh doanh thì không được mở thêm chi nhánh mà có thể mở địa điểm kinh doanh. (Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020; Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

Mở thêm chi nhánh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cá nhân vi phạm mức phạt bằng ½ mức phạt tiền trên cụ thể là 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

(Theo Khoản 2 Điều 4; Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP)

4. Trường  hợp nào không được mở thêm chi nhánh?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 27 Luật hợp tác xã 2012: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. 

Như vậy, trường hợp đơn vị không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ không được mở thêm chi nhánh. Ví dụ: Hộ kinh doanh.

IV. Dịch  vụ tư vấn pháp lý về mở thêm chi nhánh

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến mở thêm chi nhánh với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến mở thêm chi nhánh;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến mở thêm chi nhánh;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về mở thêm chi nhánh NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan