Môi trường không khí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì cân bằng sinh thái. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về để bảo vệ môi trường không khí? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NPLaw để tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể môi trường không khí là gì? Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản “môi trường không khí” là toàn bộ các yếu tố khí quyển xung quanh chúng ta, bao gồm thành phần và chất lượng của không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. Môi trường không khí không chỉ là không gian chứa khí oxy cần thiết cho sự sống mà còn bao gồm các yếu tố hóa học, vật lý và sinh học có trong không khí.
Khoản 12 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”.
Theo đó, môi trường không khí bị ô nhiễm được hiểu là tình trạng không khí chứa các chất hoặc hạt vi lượng gây biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường. Những biến đổi này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, sinh vật và hệ sinh thái.
Việc đánh giá môi trường không khí có bị ô nhiễm hay không được dựa trên kết quả đo lường các chỉ số theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BTNMT của cơ quan quản lý môi trường.
Theo Khoản 5 Điều 10 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng được xác định như sau:
Như vậy, khi các chỉ số chất lượng không khí thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì được xác định là ô nhiễm nghiêm trọng, cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp theo quy định.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí tại doanh nghiệp hiện nay như áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để giảm thiểu khí thải và các chất gây ô nhiễm, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải tiên tiến nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất độc hại trước khi xả ra môi trường, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, quản lý chất thải hiệu quả, và đào tạo nhân viên về nhận thức và kỹ năng bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện kiểm tra, bảo trì định kỳ các thiết bị và hệ thống xử lý môi trường, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của pháp luật.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng hiện nay, việc đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, chế biến là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và giao thông đã dẫn đến việc gia tăng đáng kể khí thải và các chất ô nhiễm. Nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư đủ vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm, dẫn đến tình trạng xả thải không qua xử lý hoặc xử lý không hiệu quả. Khí thải từ các lò hơi, nhà máy sản xuất và phương tiện giao thông thường chứa các chất độc hại làm gia tăng ô nhiễm không khí tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp.
Điều này không chỉ làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm như bụi PM2.5, khí SO2, NO2, CO trong không khí, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây tổn hại đến hệ sinh thái. Do đó, việc kiểm soát và áp dụng những biện pháp phù hợp bảo vệ môi trường không khí là vấn đề cấp bách hiện nay.
Môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài. Trước hết, sức khỏe con người chịu ảnh hưởng nặng nề, với các vấn đề sức khỏe như bệnh hô hấp, tim mạch, đột quỵ, và ung thư phổi. Gây ra tác động xấu đến hệ sinh thái, gây hại cho thực vật và động vật.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, bởi nhiều chất ô nhiễm cũng là khí nhà kính, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và ấm lên toàn cầu.
Thực tế rất nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam trong những năm gần đây đã xuất hiện những biến đổi khí hậu nghiêm trọng, tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra tình trạng sức khỏe khẩn cấp, hiện tượng bão lũ, mưa lớn và khô hạn cũng xảy ra thường xuyên hơn.
Khi phát hiện một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí, cần thực hiện ngay các bước sau để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm của doanh nghiệp, giảm thiểu tác hại đến môi trường một cách hiệu quả:
Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật: xử phạt hành chính, yêu cầu khắc phục ô nhiễm, và cải thiện hệ thống xử lý khí thải...
Khi bị thưa kiện gây ô nhiễm môi trường không khí, doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình:
Đánh giá và xác định nguyên nhân cụ thể của ô nhiễm (nếu có), bao gồm việc kiểm tra các hệ thống xử lý khí thải và các hoạt động sản xuất liên quan.
Hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng và các tổ chức kiểm tra môi trường để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về các hoạt động và biện pháp kiểm soát ô nhiễm của mình.
Xem xét việc thực hiện các biện pháp khắc phục ngay lập tức để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện hệ thống xử lý khí thải, đồng thời chuẩn bị biện pháp khắc phục các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện tại.
Ngoài ra, việc tham vấn với các chuyên gia môi trường và luật sư để đưa ra chiến lược bảo vệ hợp lý là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình giải quyết khiếu kiện về ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi, giảm thiểu rủi ro.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định môi trường không khí hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn