Hiện nay nhu cầu mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngày càng gia tăng. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay có nhu cầu mở rộng quy mô và thị trường thường tìm kiếm cơ hội mua lại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc mua lại các doanh nghiệp này sẽ giúp các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được với thị trường, khách hàng, nguồn lực và cơ sở hạ tầng sẵn có của doanh nghiệp nhà nước nên ngày được các doanh nghiệp tìm hiểu nhiều hơn bao giờ hết.
Quy định pháp luật liên quan đến mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là việc các nhà đầu tư tư nhân mua lại toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Sau khi mua lại, nhà đầu tư tư nhân sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp và có toàn quyền quyết định về hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định những đối tượng không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp.
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
- Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp; người có quyền quyết định bán doanh nghiệp, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp;
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP;
-. Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
Căn cứ Điều 25 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định thủ tục mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, trong đó bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp;
- Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ; báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
- Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phương án sắp xếp lại lao động; dự toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp; phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
Bước 2:
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp;
- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp;
- Hoàn tất phương án bán toàn bộ doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án bán toàn bộ doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung cơ bản như: Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; Xác định giá bán và phương thức bán, dự kiến chi phí tổ chức thực hiện; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư.
Bước 3: Tổ chức thực hiện phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo phương thức đấu giá.
Bước 4: Hoàn tất việc bán toàn bộ doanh nghiệp: Quyết toán chi phí bán và số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; thanh toán; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người trúng đấu giá; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp.
Theo Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định những đối tượng không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp.
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
- Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp; người có quyền quyết định bán doanh nghiệp, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp;
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP;
-. Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định tại Điều 7 Nghị định 128/2014/NĐ-CP về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:
- Người đăng ký mua:
- Người đã mua doanh nghiệp:
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định những đối tượng không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong đó có quy định người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp không được mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về mức vốn điều lệ để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
- Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
- Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
Theo quy định trên thì không được phép mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với giá thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài đến mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đến mua doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn