Quy định về mua lại doanh nghiệp phá sản mới năm 2023

Hoạt động mua bán công ty hiện nay ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam cùng với quá trình đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế. Đặc biệt nhiều nhà đầu tư có khả năng đánh giá, nhận định được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản có xu hướng lựa chọn mua lại doanh nghiệp phá sản này nhằm giảm chi phí mua lại doanh nghiệp và tận dụng tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này để mở rộng thị phần kinh doanh.

Vậy thực trạng mua lại doanh nghiệp phá sản hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về mua lại doanh nghiệp phá sản hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến mua lại doanh nghiệp phá sản?

 Thực trạng mua lại doanh nghiệp phá sản hiện nay

Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Việc mua doanh nghiệp phá sản được phân tích trong phạm vi bài viết này là hoạt động mua lại doanh nghiệp đang bị mất khả năng thanh toán và chưa bị tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản. Khi mua lại doanh nghiệp phá sản sẽ giúp giảm chi phí mua lại doanh nghiệp và tận dụng tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này để mở rộng thị phần kinh doanh. Tuy nhiên, việc mua lại doanh nghiệp phá sản hiện tồn tại thực trạng sau:

-Nhiều đối tượng mua rất nhiều doanh nghiệp phá sản có đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh với chi phí rẻ nhưng thực tế không hoạt động mà nhằm thực hiện việc mua bán hoá đơn cho các bên để nhằm mục đích kê khai khống trốn tránh nghĩa vụ thuế.

-Nhiều nhà đầu tư không tìm hiểu, đánh giá kỹ về tình trạng hoạt động, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp phá sản trước khi quyết định mua dẫn đến khó phục hồi hoạt động của doanh nghiệp về sau, gây lãng phí thời gian và chi phí để xử lý các vấn đề tồn đọng tại doanh nghiệp.

- Nhiều trường hợp thực hiện mua lại doanh nghiệp phá sản nhưng các bên không thực hiện đúng theo trình tự thủ tục luật định dẫn đến giao dịch bị tuyên vô hiệu khi có tranh chấp phát sinh khởi kiện ra Toà án gây tốn kém rất nhiều thời gian, chi phí của người mua.

II. Tìm hiểu về mua lại doanh nghiệp phá sản

Trước khi mua lại doanh nghiệp phá sản cần tìm hiểu kỹ về hoạt động này:

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể giải thích mua lại doanh nghiệp phá sản là gì. Trên cơ sở các quy định có liên quan tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật phá sản 2014, Luật Cạnh tranh 2018, có thể hiểu, mua lại doanh nghiệp phá sản là việc tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp đang bị mất khả năng thanh toán để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Để xác định có nên mua lại doanh nghiệp đã phá sản hay không cần xem xét, đánh giá kỹ tình trạng pháp lý, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp dự định mua để có phương án khôi phục hoạt động kinh doanh phù hợp, tận dụng được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp này. Để có thể đánh giá chính xác về doanh nghiệp dự định mua, người mua nên thuê đơn vị có đủ năng lực, chuyên môn thực hiện thẩm tra pháp lý doanh nghiệp mục tiêu này trước khi thực hiện các thủ tục mua lại doanh nghiệp đã phá sản.

Quy định pháp luật hiện hành về mua lại doanh nghiệp phá sản như sau:

Doanh nghiệp phá sản được mua lại có thể là công ty TNHH một thành viên/ hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên/ hoặc Công ty Cổ phần/ hoặc Công ty Hợp danh/ hoặc Doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích việc mua doanh nghiệp phá sản là Công ty TNHH và Công ty cổ phần (là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay).

Việc mua doanh nghiệp phá sản được thực hiện qua hai phương thức: bằng hợp đồng mua bán giữa tổ chức, cá nhân bán và tổ chức, cá nhân mua hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán (đối với các doanh nghiệp đã niêm yết). Bên cạnh đó, có trường hợp khi thực hiện mua doanh nghiệp phá sản phải thông báo tập trung kinh tế theo quy định Luật Cạnh tranh 2018 hoặc dẫn đến việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông của công ty hoặc phải thực hiện thủ tục đăng ký mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Trong phạm vi bài viết này tập trung phân tích hoạt động mua doanh nghiệp phá sản phổ biển thực hiện bằng hợp đồng và không thuộc trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đăng ký mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục mua doanh nghiệp phá sản được thực hiện qua các bước sau:

Thủ tục mua lại doanh nghiệp phá sản

*Bước 1: Thẩm tra pháp lý doanh nghiệp dự kiến mua

Tổ chức, cá nhân trước khi mua doanh nghiệp phá sản nên thuê công ty Luật có kinh nghiệm thực hiện thẩm tra pháp lý doanh nghiệp để nắm rõ tình trạng pháp lý, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp dự định mua nhằm có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, tận dụng tiềm năng phát triển, hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh, cụ thể:

– Về hoạt động của công ty:  Quá trình thành lập, hoạt động và quản lý của doanh nghiệp qua việc rà soát, xem xét Điều lệ công ty; các biên bản họp và Nghị quyết, quyết định trong công ty liên quan đến việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên giữ chức danh điều hành, quản lý trong công ty,…

- Về vốn góp của công ty gồm: Vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập công ty; tỷ lệ và thời gian góp vốn điều lệ; cơ cấu vốn góp trên thực tế,…

- Về tình hình sử dụng lao động trong công ty: Qua việc xem xét các hợp đồng lao động đối với nhân viên; việc đóng các loại bảo hiểm bắt buộc, phí công đoàn…; nội quy lao động; quy chế thỏa ước lao động tập thể…;

- Về tài sản của công ty: qua các tài liệu, chứng từ liên quan đến các tài sản hiện đang thuộc sở hữu của công ty;

- Về các hợp đồng trọng yếu của công ty: Xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng, bao gồm sự hợp pháp về hình thức và nội dung của hợp đồng;

- Về việc tuân thủ pháp luật của công ty: các yếu tố được xem xét bao gồm sự tuân thủ về mặt pháp lý đối với các hoạt động phát sinh từ công ty, bao gồm các giấy phép kinh doanh; các quy định về bảo vệ môi trường; sự bảo đảm các quy định về phòng cháy, chữa cháy,...

-Về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty gồm: các vấn đề liên quan đến kê khai, nộp, quyết toán thuế phát sinh từ hoạt động của công ty;

- Về các nghĩa vụ tài chính khác của công ty: Tập trung xem xét, đánh giá làm rõ các vấn đề về khoản nợ chưa thanh toán, tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh của công ty;

- Về vấn đề tranh chấp, kiện tụng và các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của công ty.

*Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ mua doanh nghiệp phá sản gồm:

-Trường hợp Doanh nghiệp phá sản là Công ty cổ phần:

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng;

+ Nghị quyết, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông sáng lập công ty (đối với cổ phần hạn chế chuyển nhượng), thay đổi người đại diện pháp luật của công ty;

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký (thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập của công ty trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)

+  Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua. (trong trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập của công ty khi cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020)

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

(Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020; Khoản 1 Điều 12, 50, 57 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

-Trường hợp doanh nghiệp phá sản là Công ty TNHH một thành viên:

+ Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.

+ Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;

+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng;

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

(Theo Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 50, Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

- Trường hợp doanh nghiệp phá sản là Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

+ Thông báo thay đổi thành viên công ty;

+ Danh sách thành viên công ty;

+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.

+Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

+ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;

+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

 

(Theo Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 50, Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

*Bước 3: Kê khai, nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh:

Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đã chuẩn bị qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

*Bước 3: Nhận giấy biên nhận

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

*Bước 4: Xử lý hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

*Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

( Theo Điều 32, 33, 34, 35, 42, 43, 44 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)

*Bước 6: Hoàn tất thủ tục nội bộ công ty

Sau khi hoàn tất việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cần thực hiện điều chỉnh hồ sơ nội bộ công ty; họp bầu, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty gồm:

  • Sửa đổi, bổ sung thông tin trong Điều lệ công ty, sổ đăng ký cổ đông;
  • Cấp Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho cổ đông mới (với công ty cổ phần); Giấy chứng nhận sở hữu phần vốn góp cho thành viên mới (với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Xây dựng, sửa đổi các Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế hoạt động trong công ty;
  • Bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị,…

Quy trình mua lại doanh nghiệp phá sản được thực hiện lần lượt theo các bước đã phân tích tại mục III.1 nêu trên.

Các câu hỏi vướng mắc thường gặp cần giải đáp liên quan đến mua lại doanh nghiệp phá sản như sau:

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến mua lại doanh nghiệp phá sản

Việc mua lại doanh nghiệp phá sản có những lợi ích như sau:

- Tận dụng được những tiềm năng phát triển của doanh nghiệp phá sản (như thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến; sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phá sản có tính mới lạ, đột phá, có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai;…..) để xây dựng phương án phát triển mở rộng thị phần kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho người mua lại doanh nghiệp.

- Chi phí mua lại doanh nghiệp phá sản ít hơn so với doanh nghiệp thông thường khác, do các doanh nghiệp phá sản đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán vì thiếu nguồn vốn xoay vòng để sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi đó người mua có thể tận dụng cơ hội để mua lại các doanh nghiệp phá sản này với chi phí bỏ ra ít hơn so với thông thường.

2. Những lưu ý gì  khi mua lại doanh nghiệp phá sản

Để hạn chế những rủi ro phát sinh, khi mua lại doanh nghiệp phá sản người mua cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cần kiểm tra đánh giá kỹ tình trạng pháp lý, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mục tiêu dự định mua để xây dựng phương án phục hồi kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc vào những doanh nghiệp không có khả năng phục hồi kinh doanh, tình trạng pháp lý không đảm bảo. Để đảm bảo đánh giá kỹ tình trạng pháp lý, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp dự định mua, người mua nên thuê đơn vị có đủ năng lực, chuyên môn thực hiện thẩm tra pháp lý doanh nghiệp trước khi mua lại.

- Đảm bảo đầy đủ, đúng thủ tục mua lại doanh nghiệp phá sản theo quy định pháp luật. Tránh sai sót phát sinh lỗi vi phạm dẫn đến bị xử phạt vi phạm không đáng có.

- Cần tìm hiểu ý kiến khách quan từ những đối tác của công ty dự kiến mua để có được nhận định đúng đắn về công ty đó: Có thể tìm hiểu thêm ý kiến từ những nhân sự đã từng làm việc cho công ty, những khách hàng đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty nếu có thể. Đây là nguồn thông tin uy tín nhất có thể sử dụng để bảo đảm rằng công ty dự định mua lại là công ty có uy tín, tiềm năng phát triển trên thị trường.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến mua lại doanh nghiệp phá sản

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến mua lại doanh nghiệp phá sản với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần thực hiện các thủ tục liên quan đến liên quan mua lại doanh nghiệp phá sản;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu hoàn thiện thực hiện thủ tục mua lại doanh nghiệp phá sản;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với bên đối tác có liên quan đến việc mua lại doanh nghiệp phá sản.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về mua lại doanh nghiệp phá sản NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan