Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, việc doanh nghiệp phát sinh các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả nợ, các bên thường đối mặt với nhiều vướng mắc pháp lý như xác định chủ thể chịu trách nhiệm, quy trình xử lý, và quyền lợi của các bên liên quan. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp hiện nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường vay vốn hoặc hợp tác kinh doanh để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc trả nợ cũng có thể thực hiện đúng hạn. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cố tình trì hoãn nghĩa vụ trả nợ hoặc lợi dụng việc chuyển nhượng tài sản, thay đổi cấu trúc để trốn tránh trách nhiệm cũng là nguyên nhân khiến chủ nợ khó có khả năng thu hồi được khoản nợ.
Nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp là trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây có thể là các khoản vay tài chính, nợ phát sinh từ hợp đồng thương mại, hoặc các cam kết tài chính khác với đối tác, ngân hàng, hoặc tổ chức tín dụng.
Nghĩa vụ trả nợ không chỉ bao gồm việc hoàn trả tiền gốc mà còn có thể bao gồm lãi suất, phí phạt, hoặc các khoản bồi thường được xác định theo thỏa thuận hợp đồng hoặc quy định pháp luật.
Nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp là gì?
(Hinh-1-nghia-vu-tra-no-cua-doanh-nghiep-la-gi)
Chủ thể có nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp
Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp thì nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp được quy định như sau:
Thủ tục khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện cần chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo về việc yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 3: Tòa án xem xét đơn
Thẩm phán được Tòa án phân công tiến hành xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định:
Bước 4: Thụ lý vụ án
Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết và làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán thụ lý đơn khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Quy định về nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp
(Hinh-2-quy-dinh-ve-nghia-vu-tra-no-cua-doanh-nghiep)
1. Khi doanh nghiệp tư nhân đã được bán thì ai có nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020 về bán doanh nghiệp tư nhân: “Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác”.
Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi doanh nghiệp tư nhân đã được bán thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp.
2. Thành viên góp vốn đã chuyển nhượng vốn góp cho người khác thì có nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển nhượng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 52 Luật doanh nghiệp 2020 về chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: “Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên”.
Như vậy, thành viên đã chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác vẫn phải chịu trách nhiệm đối với công ty tương ứng với phần vốn góp đó cho đến khi thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3. Doanh nghiệp đã giải thể thì có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp không?
Theo khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”.
Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi giải thể. Trường hợp doanh nghiệp đã giải thể nhưng chưa hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ thì chủ nợ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc doanh nghiệp phải trả nợ theo quy định.
4. Làm sao để đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp?
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố như sau:
Ngoài ra, để đảm bảo việc đánh giá chính xác, các bên có thể thuê chuyên gia tài chính hoặc luật sư để phân tích và đưa ra nhận định khách quan, từ đó xây dựng các phương án xử lý phù hợp khi phát sinh tranh chấp hoặc rủi ro tài chính.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn