Quy định về nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn

Ly hôn không chỉ là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân mà còn kéo theo nhiều vấn đề pháp lý, trong đó có việc giải quyết nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn giữa hai bên. Việc phân định rõ ràng trách nhiệm trả nợ không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan mà còn đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quan hệ pháp luật.

I. Tìm hiểu về nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn

1. Nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn là gì?

Nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn là trách nhiệm pháp lý mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai phải thực hiện đối với các nghĩa vụ về tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, kể cả khi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. Trách nhiệm này được xác định dựa trên quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, bao gồm người vay, người cho vay, và chính vợ/chồng sau ly hôn. Việc xác định rõ nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

2. Như thế nào được coi là nợ chung của vợ chồng khi ly hôn?

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng bao gồm:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, các nghĩa vụ chung về tài sản nêu trên nếu không được giải quyết trong thời kỳ hôn nhân thì sau khi ly hôn, vợ chồng phải tiếp tục giải quyết các nghĩa vụ về tài sản trên đối với người thứ ba theo quy định.Quy định về nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn

(Hinh-1-quy-dinh-ve-nghia-vu-tra-no-sau-ly-hon)

II. Quy định pháp luật về nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn

1. Xác định nợ riêng và nợ chung của vợ/chồng

Hiện nay, các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, nợ chung của vợ chồng phát sinh không nhất thiết phải cần cả hai bên cùng thỏa thuận mà có thể do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Một số khoản nợ chung chủ yếu như sau:

  • Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Khoản nợ phát sinh từ việc bồi thường thiệt hại do con gây ra mà cha mẹ phải bồi thường theo quy định;

Như vậy, những khoản nợ phát sinh thuộc một trong số các trường hợp nêu trên được xác định là nợ chung của vợ chồng. Những khoản nợ khác ngoài quy định nêu trên là nợ riêng của vợ/chồng.

2. Nguyên tắc giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo khoản 2 Điều 27 Luật hôn nhân và gia định 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.

Dẫn chiếu đến Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do cả hai cùng có trách nhiệm chi trả theo quy định trên.

Luật sư tư vấn quy định về hôn nhân và gia đình

(Hinh-2-luat-su-tu-van-quy-dinh-ve-hon-nhan-va-gia-dinh)

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn

1. Lợi dụng việc ly hôn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ bị xử lý như thế nào?

Theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn như sau: 

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

Như vậy, hành vi lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

2. Trường hợp chồng bị kết án thì chồng có nghĩa vụ trả nợ không?

Theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Như vậy, bên vay tài sản có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Ngoài ra, hiện nay không có quy định về việc hạn chế việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người đang chấp hành hình phạt tù. Do đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì người chồng bị kết án vẫn có nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

3. Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không?

Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo”

Như vậy, hành vi ly hôn giả tạo nói chung và ly hôn giả để trốn nợ nói riêng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tùy từng trường họp cụ thể thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

4. Khoản nợ của vợ phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng thì sau khi ly hôn chồng có nghĩa vụ trả nợ không?

Theo khoản 3 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: “3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;”

Do đó, khoản nợ của vợ phát sinh từ tài sản chung của vợ chồng được coi là nợ chung, sau khi ly hôn thì cả vợ và chồng đều có nghĩa vụ trả khoản nợ này.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định liên quan đến nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp