Các công ty sẽ có phát sinh các hợp đồng giao dịch cần phải ký kết, người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng này. Tuy nhiên trên thực tế khi người có thẩm quyền ký kết không thể tự mình ký kết có thể ủy quyền cho người khác đại diện ký kết hợp đồng giao dịch. Vậy những quy định về người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch cụ thể như thế nào?
Người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch
Vấn đề người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch hiện nay gần như diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp. Sở dĩ điều này diễn ra là vì nó được pháp luật cho phép, người đại diện theo pháp luật của công ty nghiễm nhiên là người có trách nhiệm thực hiện các công việc đại diện cho công ty cũng như thực hiện ký kết các hợp đồng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp như người này vắng mặt không thể thực hiện việc ký kết, để tránh ảnh hưởng đến tiến độ công việc, người này có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản ủy quyền để thực hiện ký kết hợp đồng giao dịch.
Vấn đề còn tồn đọng ở đây là sau khi lập văn bản ủy quyền nhưng nội dung ủy quyền không đầy đủ dẫn đến ký hợp đồng giao dịch trái thẩm quyền và hợp đồng vô hiệu. Vì vậy mà các công ty khi lập văn bản ủy quyền cần lưu ý về nội dung ủy quyền.
Người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch được hiểu là việc một người đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng giao dịch, việc ký kết này phải đúng thẩm quyền để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Từ đấy có thể thấy người đại diện cho công ty được ký hợp đồng giao dịch nhưng phải có ủy quyền bằng văn bản, văn bản ủy quyền này cần ghi rõ nội dung, phạm vi ủy quyền.
Đại diện giao dịch
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự. Như vậy người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ có thẩm quyền ký hợp đồng giao dịch hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay mình ký kết hợp đồng giao dịch, văn bản uỷ quyền phải quy định rõ phạm vi và đối tượng được uỷ quyền.
Đại diện công ty
Khi người được ủy quyền ký sai hợp đồng giao dịch thì sẽ phải chịu sự xử lý của công ty theo quy định trong nội dung ủy quyền hoặc quy định của công ty. Trường hợp các bên không thể tự giải quyết sẽ giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật dân sự.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều này đồng nghĩa với việc khi hai công ty có cùng một người đại diện thì người đại diện này không được ký kết hợp đồng.
Việc ký hợp đồng không đúng thẩm quyền sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ tùy từng trường hợp. Khi hợp đồng vô hiệu, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 và bồi thường thiệt hại xảy ra nếu có.
Các trường hợp người ký kết hợp đồng không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật có các trường hợp sau:
- Người ký là đại diện theo pháp luật của công ty nhưng không có thẩm quyền ký kết: thông thường đã là đại diện theo pháp luật thì sẽ có quyền ký kết hợp đồng, tuy nhiên nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải có quyết định hoặc thông qua của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị nhưng chưa ra quyết định mà người đại diện theo pháp luật của công ty đã tiến hành ký kết thì sẽ dẫn đến hợp đồng sẽ vô hiệu.
- Người ký không có thẩm quyền ký: người ký hợp đồng không phải là đại diện theo pháp luật của công ty và cũng không được người đại diện pháp luật của công ty ủy quyền để thực hiện ký kết.
- Người ký là người được ủy quyền nhưng việc ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.
Để phòng ngừa rủi ro pháp lý đối với trường hợp ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền cần xác định rõ ràng nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thẩm quyền ký kết hợp đồng của người được ủy quyền, đảm bảo người ký kết hợp đồng là người đủ thẩm quyền ký kết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn có kiến thức sâu rộng về doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ tư vấn về vấn đề liên quan đến người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch: điều kiện để làm người ủy quyền, soạn thảo hợp đồng ủy quyền, đề phòng rủi ro pháp lý, giải quyết các tranh chấp hợp đồng ủy quyền, các trường hợp ký hợp đồng không đúng thẩm quyền…
Như vậy, người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn liên quan đến vấn đề người đại diện công ty ký hợp đồng giao dịch, hãy liên hệ đến NPlaw chúng tôi qua:
Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn